Chiều 9/8 (giờ địa phương),ậychínhtrịlàvốnquýđểhợptácViệtỷ số leed trong khuôn khổ chuyến thăm Iran, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệđến thăm và có bài phát biểu quan trọng về quan hệ “Việt Nam - Iran hợp tác vì hòa bình và phát triển” tại Viện Nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế Iran (Viện IPIS).
Chia sẻ về những thành tựu đổi mới của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Quốc hội cho rằng qua thực tiễn có 3 bài học chính.
Việt Nam luôn kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với tinh thần lấy dân làm gốc. Đảng, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam, luôn hành động theo quan điểm lấy "dân là gốc", lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu tối thượng. .
Việt Nam tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 191 trong 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc; thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 220 quốc gia, vùng lãnh thổ và nền kinh tế đối tác.
Trong tổng thể chính sách đối ngoại Việt Nam, Trung Đông có vị trí quan trọng và Iran là đối tác quan trọng.
Về quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, ngày nay, Việt Nam và Iran là những nền kinh tế phát triển năng động ở châu Á.
Hướng tới một tương lai hòa bình và phát triển với tầm nhìn 50 năm tới cho quan hệ giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hộiđề nghị hai bên cùng chung tay củng cố 4 kết nối.
Về kết nối cơ chế đối thoại và hợp tác, Iran là một trong bốn nước đầu tiên tại khu vực Trung Đông mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao. Việt Nam và Iran coi nhau là đối tác quan trọng. Tin cậy chính trị là vốn quý, là nền tảng, là cơ sở để hợp tác hai nước đơm hoa, kết trái.
Về kết nối số và khoa học công nghệ có thể xóa mờ rào cản về địa lý, mang lại giá trị gia tăng cao cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực như viễn thông; công nghệ thông tin; chuyển đổi số; các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, công nghệ nano để cùng nhau mở ra cánh cửa tương lai.
Trong kết nối thương mại - đầu tư, Chính phủ hai nước cần tạo điều kiện để hàng hóa, dịch vụ thâm nhập thị trường của nhau, khuyến khích địa phương, doanh nghiệp hai nước kết nối thương mại và đầu tư. Các cơ quan Nhà nước tháo gỡ khó khăn, đề ra sáng kiến mới để cộng đồng doanh nghiệp hai nước hợp tác hiệu quả.
Trong kết nối con người, theo Chủ tịch Quốc hội, bề dày và những nét tương đồng về văn hóa là tài sản quý để thúc đẩy mối liên kết hai nước. Du lịch và giáo dục là cầu nối quan trọng, giúp cho tình hữu nghị của người dân và thế hệ trẻ hai nước ngày càng bền chặt hơn.
50 năm qua, vượt qua thách thức và biến động của lịch sử, các thế hệ đi trước đã không ngừng dày công vun đắp quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt của hai nước đạt nhiều thành quả đáng tự hào.
Chủ tịch Quốc hội dẫn lại những vần thơ đầy sâu sắc và nhân văn của nhà thơ Ba Tư vĩ đại Mau-la-na Ru-mi: “Hòa bình lan tỏa đất trời, Hân hoan chào đón, vàng mười là đây. Hồi sinh mầm sống từ nay. Từng giây, từng phút, đẹp thay rạng ngời”.
Thúc đẩy mở đường bay thẳng Tehran - Hà Nội
Ngày 9/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự và phát biểu tại Diễn đàn chính sách, pháp luật về thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Iran. Tham dự diễn đàn có lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Ngoại giao Iran cùng hàng trăm đại biểu đến từ các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và Iran.
Chủ tịch Phòng Thương mại, Công nghiệp Mỏ và Nông nghiệp Iran Hossein Selahvarzi cho biết, hai nước có nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại.
Thị trường Việt Nam và thị trường Iran có tính bổ sung cho nhau. Chính phủ, Quốc hội hai nước đều ủng hộ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, hợp tác về kinh tế, thương mại giữa hai nước chưa tương xứng với quan hệ về chính trị, ngoại giao, đòi hỏi hai bên cần giải pháp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.
Chủ tịch Quốc hội thông tin, hiện Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế, và an toàn, hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã thu hút hơn 37.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 450 tỷ USD, được Liên Hợp Quốc xếp vào nhóm 20 nước có thu hút thành công nhất về FDI trên thế giới.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Việt Nam và Iran có nền kinh tế hoàn toàn không cạnh tranh nhau một cách trực tiếp, mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Việt Nam đánh giá rất cao vị trí vai trò của Iran trong khu vực, đặc biệt là tiềm lực của Iran về khoa học công nghệ, về quy mô nền kinh tế, dân số, về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo".
Hai nước hoàn toàn có thể hợp tác để đưa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao rất tốt đẹp.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trước mắt hai bên cần tháo gỡ vướng mắc và khó khăn để sớm thực hiện mục tiêu tăng kim ngạch thương mại trong tương lai gần; tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Quốc hội Việt Nam đã, đang và không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ những vướng mắc cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, coi thành công của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là thành công của chính mình.
Chủ tịch Quốc hội cũng trao đổi, chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp Iran các chính sách mới, đột phá của Việt Nam về visa sẽ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam, thúc đẩy giao lưu nhân dân, du lịch, thúc đẩy việc mở đường bay thẳng Tehran - Hà Nội.
Tối 9/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Iran nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Iran.