Thanh khoản chưa được cải thiện trong phiên sáng nay (22/11) giữa lúc VN-Index phần lớn thời gian vẫn dao động trên ngưỡng tham chiếu.
Tạm kết phiên sáng,ỷphúTrầnĐìnhLongtrướccơhộilớnchứngkhoántăngtrongnghingờbóng đá lịch thi đấu la liga chỉ số đại diện sàn HoSE tăng 3,45 điểm tương ứng 0,28% lên 1.231,78 điểm, vượt mốc 1.230 điểm. HNX-Index tăng 0,21 điểm tương ứng 0,09% và UPCoM-Index điều chỉnh 0,34 điểm tương ứng 0,37%.
Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 206,65 triệu đơn vị tương ứng 5.215,06 tỷ đồng; trên HNX là 20,89 triệu đơn vị tương ứng 300,13 tỷ đồng và trên sàn UPCoM là 16,17 triệu cổ phiếu tương ứng 170,36 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường tương đối cân bằng với 334 mã giảm, 364 mã tăng. Đáng chú ý, cả 3 sàn còn có tới 730 mã không có giao dịch nào diễn ra.
Cổ phiếu HPG gây chú ý với diễn biến tăng 1,2% lên 26.150 đồng, là một trong những mã có tác động tích cực nhất lên VN-Index. Khớp lệnh tại HPG đạt 8,2 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường. Trong sáng nay không mã nào có giao dịch đạt tới mốc 9 triệu cổ phiếu.
HPG tăng giá với thanh khoản cao nhất thị trường sau khi Giám đốc tài chính của Hòa Phát chia sẻ về kế hoạch sản xuất thép ray cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại một sự kiện diễn ra chiều 21/11. Vị đại diện Hòa Phát khẳng định tập đoàn này đủ năng lực cung ứng thép cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Cụ thể, theo vị này, tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, Hòa Phát đã sản xuất được thép chất lượng cao vượt tiêu chuẩn cần thiết cho dự án đường sắt tốc độ cao.
Cổ phiếu bất động sản lần lượt bị chốt lời song mức điều chỉnh không lớn. SZL giảm 1,8%, thanh khoản rất thấp; QCG giảm 1,6%; NBB giảm 1,6%; DXS giảm 1,3%... Cổ phiếu VHM của Vinhomes sau khi kết thúc đợt mua lại, sáng nay chỉ còn khớp lệnh 3,8 triệu đơn vị, giảm khá mạnh 2,5%.
Cổ phiếu ngành xây dựng và vật liệu có phần khởi sắc khi HHV tăng 2,8%; VCG tăng 2%; CTD tăng 1,2%; LCG tăng 1%; CTR, EVG, NHA đều tăng giá.
Tại nhóm thực phẩm và đồ uống, VNM tăng 11,%; VCF tăng 1,1%; HAG tăng mạnh 3,9% lên 12.100 đồng, khớp lệnh tại HAG đạt 6,35 triệu đơn vị.
Theo nhận định của giới phân tích, diễn biến hồi phục hiện tại phần lớn là nhờ nguồn cung giảm, thể hiện qua thanh khoản giảm khá mạnh. Khả năng hồi phục được dự báo là có thể sẽ tiếp diễn và kiểm tra vùng gap giảm. Dự kiến nguồn cung sẽ có động thái gia tăng trở lại và gây áp lực tranh chấp tại vùng gap này.
Trong lúc tranh chấp có khả năng thị trường sẽ có trạng thái phân hóa giữ các nhóm cổ phiếu. Do vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro, đồng thời quan sát nỗ lực của dòng tiền trong thời gian tới. Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua thăm dò tại một số cổ phiếu có tín hiệu dòng tiền tốt từ nền hỗ trợ nhưng vẫn cần quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua.