您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Đại tá Võ Sỹ Lâm, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Sông Bé: Vẹn nguyên ký ức!_giải tây ban nha hạng 2 正文

Đại tá Võ Sỹ Lâm, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Sông Bé: Vẹn nguyên ký ức!_giải tây ban nha hạng 2

时间:2025-01-16 03:30:29 来源:网络整理编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tin thể thao 24H Đại tá Võ Sỹ Lâm, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Sông Bé: Vẹn nguyên ký ức!_giải tây ban nha hạng 2

(BDO) Năm 2022,ĐạitáVõSỹLâmnguyênGiámđốcCôngantỉnhSôngBéVẹnnguyênkýứgiải tây ban nha hạng 2 Đại tá Võ Sỹ Lâm, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Sông Bé tròn 60 năm tuổi Đảng. Với ông, đó là một kỷ niệm không bao giờ quên. Ông được kết nạp Đảng ngay tại mặt trận khi tham gia chống càn phá ấp chiến lược. Không cờ, không hoa... nhưng buổi lễ vẫn rất trang trọng và trong ông luôn đầy niềm tự hào. 


Ông Võ Sỹ Lâm nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng do ông Võ Văn Bá, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy trao tặng

Vào Đảng giữa mặt trận

60 năm trọn một đời người, nhiều thứ đã đổi thay, nhưng với Đại tá Võ Sỹ Lâm những ký ức khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng là một dấu ấn mà ông không bao giờ quên. Đó là ngày mà sau 1 tuần lễ ông cùng đồng đội nhịn đói, nhịn khát đối đầu với địch trong trận càn phá ấp chiến lược, ngay tại mặt trận, không cờ, không hoa, ông tuyên thệ trước Đảng và chính thức trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hòa cùng niềm vui mừng 92 năm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bên tách trà, ông kể về con đường trở thành đảng viên của mình. 

Ông sinh ra và lớn lên ở xã Phước Hòa (huyện Phú Giáo), khi xưa thuộc tỉnh Phước Thành. Năm 1957, ông tròn 18 tuổi. Ông được người cậu 2 (làm Bí thư xã) vận động tham gia cơ sở mật. Nhiệm vụ lúc bấy giờ là nắm tình hình hoạt động địch, thông báo tin tức hàng ngày cho tổ chức. Ông kể: Đáng nhớ nhất là thời điểm cuối năm 1958, khi Nhà tù Phú Lợi xảy ra vụ đầu độc tù nhân chính trị, ông được phân công đi rải truyền đơn, treo cờ... để phản đối hành động dã man của bọn cai ngục. 

Sau sự kiện này, ông được điều về Huyện đội Phú Giáo tham gia Quân báo. Năm 1962, ông được phân công về làm Xã Đội trưởng xã An Long. Đây là thời kỳ ác liệt. Bởi từ khi Mỹ - Diệm chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” thì phong trào cách mạng của ta gặp rất nhiều khó khăn. Thực hiện kế hoạch Stalây - Taylo, địch triển khai chương trình “xây dựng nông thôn”. Bằng các thủ đoạn tàn bạo, xảo quyệt kết hợp với mị dân, dụ dỗ, chương trình “xây dựng nông thôn” của Mỹ - Ngụy được tiến hành thúc ép, dồn hàng triệu quần chúng nhân dân vùng nông thôn phải rời bỏ nhà cửa, vườn tược vào các trại tập trung trá hình núp dưới những cái tên mỹ miều “ấp tân sinh”, “ấp đời mới’, “ấp chiến lược”. Theo tính toán của Mỹ - Diệm, với chương trình này, chúng sẽ tách rời quần chúng với tổ chức chính quyền cách mạng, sẽ triệt phá được cơ sở cách mạng trong quần chúng, triệt phá nguồn cung cấp người, của cho cộng sản. Chúng tin rằng “ấp chiến lược” sẽ là đồn lũy “chống cộng sản” một cách hiệu quả nhất. 

Ngày 23-2-1962, Mỹ - Ngụy huy động hơn 8.000 quân (có máy bay, xe thiết giáp yểm trợ), mở cuộc hành quân mang tên “mặt trời mọc” trên chiến trường miền Đông nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta và hỗ trợ kế hoạch bình định gom dân lập ấp chiến lược. Lúc bấy giờ, tại Phú Giáo, địch tiến hành gom dân một cách rầm rộ bằng những biện pháp vô nhân đạo. Chúng lập ra hệ thống ấp chiến lược liên hoàn từ An Long, An Linh, Phước Sang tới Vĩnh Hòa nhằm tạo thế bao vây chia cắt Chiến khu D. 

Theo lời kể của ông Võ Sỹ Lâm, người dân sống trong ấp chiến lược chẳng khác gì một trại tập trung sống trong cảnh “cá chậu chim lồng”. Vì vậy, các vùng lõm chính trị, cơ sở hậu cần trong dân bị phá vỡ, đường dân liên lạc giữa các địa bàn bị tắc nghẽn. 

Để đối phó với địch, Tỉnh ủy Phước Thành kịp thời chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương kết hợp với xây dựng cơ sở cách mạng ngay trong ấp chiến lược; thực hiện phối hợp 3 mũi giáp công trong tiến công địch, quyết tâm đánh phá kế hoạch bình định, gom dân lập ấp chiến lược của địch, từng bước gỡ thế kìm kẹp cho dân.

Vì vậy, khi về nhận nhiệm vụ ở xã An Long, ông đã cùng các đơn vị vũ trang của tỉnh, huyện chiến đấu chống càn gom dân lập ấp chiến lược của địch. Ngay thời khắc đó, với sự cống hiến hết mình vì nhiệm vụ, ông Võ Sỹ Lâm đã vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. ông Võ Sỹ Lâm kể: Thời thanh niên có biết gì ngoài chuyện đánh giặc đâu. Trong một trận càn với địch ta giành thắng lợi, được kết nạp Đảng thì khỏi phải nói, vui lắm, phấn khởi lắm, vì thời đó được kết nạp Đảng là một niềm vinh dự rất lớn lao. Đến tận bây giờ, mỗi khi có dịp nhắc lại, cảm xúc trong tôi vẫn còn lâng lâng khó tả”. 

Đôi chân băng rừng

Năm 1963, ông Võ Sỹ Lâm bị thương nên được điều về Ban An Ninh của tỉnh Thủ Dầu Một (nay là Công an tỉnh Bình Dương). Ngày đó, Ban An ninh đóng quân ở vùng đất Bắc Bến Cát. Ngày 16-10-1967, toàn bộ Ban An ninh tỉnh Thủ Dầu Một rời vùng đất Bắc Bến Cát chuyển sang Ban An ninh tỉnh Phước Thành hợp nhất các đơn vị thành Ban An ninh Phân khu 5 và chọn rừng Bàu Gốc làm căn cứ để phát triển lực lượng và tham gia chiến dịch. 

Nhiệm vụ chính của ông Sỹ Lâm là tham gia “diệt ác, phá kềm”, “phát động quần chúng”. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, nên ông rất quen thuộc địa bàn. Đôi chân ông băng rừng, lội suối qua lại các vùng để làm nhiệm vụ. Đặc biệt, ông góp không ít công sức trong việc cùng đồng đội tham gia giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một. 

Ông kể, ngày 13-4-1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một thành lập Ban chỉ đạo tiền phương và phân công Ban An ninh tỉnh chiếm lĩnh các mục tiêu quan trọng tại thị xã, như: Tòa hành chính, Tòa án, Khám đường, Nhà việc Phú Cường và Ty Cảnh sát Bình Dương. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, từ ngày 20-4 đến 26-4-1975 tại căn cứ Bàu Gốc, Ban An ninh tỉnh mở nhiều cuộc họp nhằm chuẩn bị lực lượng, phương tiện tham gia chiến dịch. Ban An ninh đã tiến hành lập tiểu ban tiếp quản và xây dựng kế hoạch tấn công chiếm tỉnh lỵ bằng 3 mũi giáp công. Rạng sáng 27-4-1975, 3 mũi tiến công của ta đồng loạt tiến thẳng vào các mục tiêu đã định. 

Đến ngày 28-4-1975, được sự phân công của Tỉnh ủy, lực lượng An ninh Thủ Dầu Một chia thành 3 mũi giáp công đồng loạt tiến chiếm các mục tiêu trọng yếu của địch: Tòa án, Tòa Hành chánh tỉnh và Khám đường Bình Dương, Ty Cảnh sát Bình Dương; trụ sở nhà Việc Phú Cường.

Với quân số không bằng 1% quân địch nhưng cán bộ, chiến sĩ An ninh Thủ Dầu Một đã khôn khéo vận dụng biện pháp quần chúng, vừa mưu trí, dũng cảm tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa tiến công và nổi dậy. Khi lực lượng ta tiến công đến đâu đều được đông đảo quần chúng kéo theo hỗ trợ tạo thành lực lượng hùng mạnh, khí thế ngất trời khiến quân địch hoảng sợ, hàng ngũ rệu rã nhanh chóng buông súng đầu hàng.

Đúng 10 giờ ngày 30-4-1975, lực lượng An ninh Thủ Dầu Một dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Văn Tấn, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban An ninh tỉnh đã chiếm lĩnh hoàn toàn 3 mục tiêu trọng yếu và thu toàn bộ hồ sơ tài liệu của địch. Lịch sử đã đi qua, những chiến sĩ cộng sản kiên trung như ông Võ Sỹ Lâm đã bước vào tuổi xế chiều. Trong không khí ngày tết cổ truyền của dân tộc, bên tách trà xanh, những những ký ức về một thời hào hùng trong ông vẫn còn sống mãi…

Thu Thảo