Người đàn ông Hưng Yên đi cấp cứu sau 6 ngày gạch rơi vào chân_keo bong da 88

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【】 发布时间:2025-01-21 03:58:33 评论数:

Ông N.V.K. (52 tuổi,ườiđànôngHưngYênđicấpcứusaungàygạchrơivàochâkeo bong da 88 trú tại Hưng Yên) được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên với tình trạng khó há miệng, khó nuốt và bụng cứng. 

Đầu tháng 9, do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, khu vực ông K. sinh sống bị ngập lụt. Người đàn ông này xây đắp tường phòng lũ và bị viên gạch rơi vào chân, đã băng bó, không tiêm phòng uốn ván.

Sáu ngày sau, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng nên gia đình đưa tới bệnh viện. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên, bác sĩ chẩn đoán người bệnh mắc uốn ván. Ngày 23/9, bệnh nhân trở nặng nên được chuyển tuyến tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cấp cứu.

Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tăng trương lực cơ không kiểm soát, miệng cứng, chỉ há được 1,5cm. Vết thương ở mu bàn chân phải có kích thước nhỏ 0,5cm, miệng khô, đóng vảy, không bị sưng hay viêm mủ.

uon van.png
Một bệnh nhân bị uốn ván được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.

Theo bác sĩ Bảo, uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra. Nguyên nhân mắc uốn ván thường do bị trầy xước và vết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ. Vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, vết xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván…

Bệnh có thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 21 ngày cho tới vài tháng. Các vết thương nhiễm bẩn nặng thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn.

Thời gian điều trị tùy theo tình trạng từng bệnh nhân. Bệnh nhân được tiêm huyết thanh điều trị uốn ván để xử lý độc tố ở trong máu. Những độc tố gắn vào tế bào thần kinh phải để cơ thể tự đào thải.

Bác sĩ Bảo khuyến cáo, để phòng ngừa uốn ván, người dân cần lưu ý:

- Xử lý vết thương đúng cách: khi mới có vết thương dù lớn hay nhỏ, cần rửa ngay dưới vòi nước sạch để đẩy chất bẩn ra ngoài, làm sạch vết thương. Nếu vết thương chảy máu và dính nhiều bùn, đất, cát nên dùng oxy già để sát khuẩn, đẩy các hạt bụi, cát bẩn ra và cầm máu. Tiếp theo là rửa lại vết thương bằng xà phòng rồi lau khô.

- Với vết thương có dị vật: cần rửa tay sạch rồi lấy dị vật ra, băng bó vết thương và thay băng hằng ngày. Nếu dị vật to hoặc nằm sâu thì nên đến cơ sở y tế xử lý dị vật.

- Nếu vết thương xuất hiện những dấu hiệu đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ, có dịch nhầy, bốc mùi khó chịu, hạch sưng, lâu lành hoặc không lành… người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế/bệnh viện, đi tiêm phòng uốn ván. Tuyệt đối không tự chữa bằng các phương pháp dân gian như đắp thuốc, rắc thuốc bột...

Người đàn ông xin 'bác sĩ cứu em' sau 18 ngày uống nước kiềm pha muối

Người đàn ông xin 'bác sĩ cứu em' sau 18 ngày uống nước kiềm pha muối

Anh S. ở Bắc Giang bị suy kiệt nặng, phải cấp cứu sau 18 ngày được thầy lang cho uống 10 lít nước kiềm pha muối, nhịn ăn để thanh lọc cơ thể.