(BDO) Sáng 11-1,ònnhiềukhókhănkhithựchiệntựchủlĩnhvựcgiáodụcthươngbinhxãhộbongdaplus.vb Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi khảo sát về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh.
Tại buổi khảo sát, đại diện các đơn vị đã trao đổi về những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ. Cụ thể như: Mức thu tối đa các trường phổ thông lẫn giáo dục nghề nghiệp đang được phép thực hiện còn thấp; giá cho thuê đất các dịch vụ trong trường học như căn tin có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương; việc sát nhập các trường nhằm tinh gọn bộ máy quản lý gây áp lực lớn khi nhân lực cán bộ giáo viên đang thiếu, trong khi khối lượng công việc quá nhiều.
Đại diện trường THPT Trịnh Hoài Đức phát biểu tại buổi khảo sát
Ngoài ra, thu nhập của giáo viên vẫn chưa thực sự bảo đảm đời sống; việc mua sắm, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất còn hạn chế; các trường chưa có chuyên môn, kinh nghiệm xây dựng các đề án, chính sách và định mức kỹ thuật khi muốn đổi mới hoạt động nhằm tăng nguồn thu.
Đại diện trường Trung cấp Kinh tế Bình Dương trình bày ý kiến tại buổi khảo sát
Phát biểu tại buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết, đoàn sẽ ghi nhận và tổng hợp các ý kiến của các đơn vị trong buổi khảo sát để làm cơ sở nghiên cứu, đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại buổi khảo sát
Theo kế hoạch, trong tháng 1-2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ thực hiện khảo sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” trên địa bàn tỉnh.
Hồng Phương