Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”,òagiảiviêsoi keo truc tuyen ông Trần Văn Thanh (Ba Thanh) cần thời gian để an dưỡng tuổi già, nhưng gần chục năm qua, công việc của ông là làm chiếc cầu nối, hàn gắn những mối quan hệ đang trên đà rạn nứt. Từ khi về hưu đến nay, ông làm Bí thư Chi bộ ấp và tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Dù tuổi cao sức yếu, không còn làm nhiệm vụ ở địa phương, ông vẫn nhiệt tình làm công tác hòa giải, đối thoại, góp phần kết nối, hóa giải những mâu thuẫn cho các đương sự trước khi vụ việc trở nên phức tạp hơn…
Với kinh nghiệm trong công tác hòa giải, ông Trần Văn Thanh đã góp phần giải quyết nhiều vụ mâu thuẫn dân sự
Hòa giải viên mẫn cán
Ông Trần Văn Thanh sinh năm 1945, hiện sinh sống tại khu phố An Sơn, phường An Điền. Trước năm 2006, ông Ba Thanh làm Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Bến Cát, sau đó nghỉ hưu về tham gia công tác tại địa phương với vai trò là Bí thư Chi bộ ấp An Sơn, xã An Điền.
Trong thời gian làm Bí thư Chi bộ, ông Ba Thanh cùng với các thành viên Ban điều hành ấp đã tham gia hòa giải hàng trăm vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn. Không kể ngày đêm, cứ trong ấp xảy ra chuyện tranh chấp, ông cùng các thành viên tổ hòa giải lại có mặt kiên trì hóa giải mâu thuẫn, kết nối yêu thương và đưa pháp luật gần hơn với người dân. Không chỉ là cầu nối hàn gắn những mối quan hệ đang trên đà rạn nứt, những người làm công tác hòa giải như ông Ba Thanh còn tích cực tuyên truyền, vận động đương sự trong các vụ việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thông qua các buổi hòa giải tranh chấp…
Để có được sự tín nhiệm của bà con trong xóm ấp, trước tiên ông Ba Thanh phải là người am hiểu pháp luật, có kiến thức và kỹ năng hòa giải để bà con tin tưởng, nể phục. Sau này, khi không còn làm Bí thư Chi bộ ấp, một số người dân trong xóm mỗi khi gặp ông vẫn có thói quen hỏi han, nhờ tư vấn những khúc mắc liên quan đến tranh chấp đất đai, mâu thuẫn trong hôn nhân. Ông luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã có được sau nhiều năm sâu sát với công tác hòa giải ở cơ sở. Chia sẻ về điều này, ông Ba Thanh bộc lộ nét mặt rạng rỡ: “Khi hòa giải được một vụ mâu thuẫn hoặc tư vấn, giải đáp cho ai đó những kiến thức pháp luật, tôi thấy vui lắm vì đã làm được những việc có ích, ý nghĩa…”.
Tổ trưởng tổ hòa giải, đối thoại tại tòa án
Sau khi thôi tham gia công tác tại địa phương, người ta vẫn thấy ông Ba Thanh tự lái xe ô tô đến Tòa án Nhân dân TP.Bến Cát, mới hay ông đang đảm nhận vai trò Tổ trưởng Tổ hòa giải, đối thoại tại tòa án.
Tham gia hàng trăm vụ hòa giải, đối thoại từ khi thí điểm mô hình này và chính thức triển khai khi Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án có hiệu lực từ năm 2021, ông Ba Thanh đã góp phần hàn gắn mối quan hệ sức mẻ, rạn nứt của nhiều cặp vợ chồng, nhiều đương sự trong các vụ mâu thuẫn dân sự.
Điển hình như một vụ mâu thuẫn trong hôn nhân của một cặp vợ chồng sinh sống trên địa bàn TP.Bến Cát. Do người chồng thường xuyên nhậu nhẹt, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình, người vợ đã làm đơn khởi kiện đề nghị ly hôn đơn phương. Qua buổi gặp gỡ, đối thoại với cặp vợ chồng này trong các phiên hòa giải, đối thoại, có dịp lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của từng đương sự, ông Ba Thanh đã khuyên bảo, động viên từng người, từ đó cả hai đều hứa khắc phục sai sót của bản thân, quyết định đoàn tụ để con cái có được hạnh phúc trọn vẹn. Sau hòa giải thành, cặp vợ chồng này đã sống hạnh phúc, người chồng cũng thay đổi, lo làm ăn, không tụ tập nhậu nhẹt, người vợ cũng chăm lo, vun vén cho gia đình.
Không chỉ những vụ mâu thuẫn trong hôn nhân, ông Ba Thanh còn tham gia hòa giải nhiều vụ tranh chấp đất đai trong các gia đình, dòng họ, từ đó xóa bỏ rất nhiều những tranh chấp trong gia đình, hàng xóm. Mới đây nhất, ngày 1-11, ông Ba Thanh đã hòa giải thành mâu thuẫn giữa bên vay, bên cho vay nợ. Qua hòa giải, bên cho vay nợ đồng ý xóa lãi, chỉ lấy tiền gốc. Sau đó hai bên vui vẻ, thống nhất bằng thỏa thuận cụ thể chứ không còn “hậm hực” như trước đó.
Với từng vụ việc, sau khi nhận được hồ sơ, ông Ba Thanh luôn dành thời gian nghiên cứu để tìm phương án hòa giải phù hợp với từng vụ việc; tìm phương án giải quyết tối ưu đối với những vụ việc phức tạp. Tất nhiên, không phải vụ việc nào cũng hòa giải thuận lợi, có những vụ việc đương sự không hợp tác khiến hòa giải viên, đối thoại viên cũng mệt mỏi. “Tôi băn khoăn nhất vẫn là những vụ xung đột, tranh chấp hợp đồng kinh tế, có khi bên vay nợ ngân hàng đồng ý trả tiền nhưng phía ngân hàng lại không chịu hòa giải. Việc này làm cản trở công tác hòa giải, đối thoại tại tòa”, ông Ba Thanh tâm tư.
LÊ NA