发布时间:2025-01-15 03:31:21 来源:Betway 作者:Cúp C2
Đại tá Phùng Hữu Đinh hiện là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Thủ Dầu Một. Vào giữa năm 1974,Đạiđộsoi kèo sassuolo ông là Đại đội trưởng 17- ĐKZ, thuộc Trung đoàn 3, Sư đoàn 9, Binh đoàn Cửu Long. Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của ông, trận chiến ngày 19-5-1974 tại khu Tam giác sắt là ác liệt nhất.
Vào những ngày tháng 4 này, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng Đại tá Phùng Hữu Đinh. Bên ly trà nóng thơm nồng, ông bồi hồi kể lại những ngày tháng cùng đồng đội anh dũng chiến đấu, vào sinh ra tử trên vùng đất miền Đông “gian lao mà anh dũng”. Tam giác sắt là cái tên do chính quân viễn chinh Mỹ đặt, để chỉ một vùng đất mà trung tâm của nó hiện trên bản đồ là một hình tam giác. Tại Bình Dương, Tam giác sắt nằm trên vùng đất 3 xã An Điền, An Tây và Phú An thuộc khu vực phía tây nam huyện Bến Cát. Từ cuối những năm 1973 đầu 1974, quân Sài Gòn đã lập lên 3 lô cốt dã chiến tại đây nhằm đánh chặn và khống chế quân ta. Đêm 14 rạng sáng 15-4-1974, Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 3 được lệnh đánh vào Tam giác sắt. Đại đội 17-ĐKZ được tăng cường cho Tiểu đoàn 7 nhằm tăng thêm uy lực và thêm phần chắc thắng. Chỉ trong 1 ngày đêm, quân ta đã đánh chiếm hoàn toàn khu Tam giác sắt. Toàn bộ quân địch ở đây bị đánh tơi bời, phải rút về khu căn cứ.
Sau khi để mất khu Tam giác sắt, địch liên tục phản công nhằm đánh chiếm lại vùng đất chiến lược này. Hàng ngày địch cho máy bay quần thảo trên bầu trời và cho quân vào đánh phá khu vực này. Trong khi đó, lực lượng của ta ngày thì chiến đấu, đêm xuống lại đào công sự. Cứ như vậy giữa ta và địch ở thế giằng co giành chiến trường. Đêm 18-5-1974, toàn bộ anh em trong Đại đội 17 đều tự bảo nhau: “Ngày mai là sinh nhật Bác, anh em chúng ta phải cố gắng lập thêm những chiến công dâng Bác”.
Ngay từ sáng sớm ngày 19-5-1974, khi trời vừa tan sương địch sử dụng các chi đội của 2 chiến đoàn xe tăng, thiết giáp với khoảng hơn 70 xe tăng và xe bọc thép được ngụy trang bằng các bao đất bò vào trận địa như cua. Thật ra địch cũng không xác định được vị trí của ta nên khi vào sát trận địa, trời tan sương thì bị ta phát hiện. Khi quân ta nổ súng tấn công thì địch bị bất ngờ nên bắn loạn xạ. Đạn cối 82, 60, đại liên, trung liên, B40... cứ nổ liên hồi, bay ràn rạt trên đầu. Đại đội 17 còn đúng 10 quả ĐKZ, bắn loạt đầu đã hạ được một số xe tăng, bên cạnh đó toàn bộ hỏa lực của Tiểu đoàn 7 cũng liên tục nã đạn khiến cho số xe tăng và bọc thép của địch phải rút lui gần 1km. Sau đó, chúng dùng pháo 12 ly 7 và pháo tự hành đánh trả. Suốt từ sáng đến tối 19-5-1974 địch liên tục nã hơn 2.500 quả đạn pháo các loại vào khu Tam giác sắt, hơn 11 lần địch tiến rồi lại lui. Đại đội 17 sử dụng 10 pháo ĐKZ bắn cháy 9 xe tăng địch.
Đến khoảng 6 giờ tối, quân địch bị đẩy lùi hoàn toàn và rút về phía bên kia quốc lộ 13 quay về các căn cứ ở Lai Khê, Mỹ Phước. Trong trận chiến này, Đại đội 17 có 6 chiến sĩ hy sinh. Tuy mất mát nhiều nhưng Đại đội 17 vẫn tiếp tục cùng với Tiểu đoàn 7 trấn giữ khu Tam giác sắt nhằm kìm chân địch và án ngữ lộ 7 ngang (từ ngã ba Rạch Bắp về thị trấn Mỹ Phước). Sau đó, đại đội tiếp tục được biên chế cho các đơn vị khác giải phóng Dầu Tiếng và tiếp tục chiến đấu cho đến khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ngày 30-4-1975.
Chiến thắng tại Tam giác sắt càng tô đậm thêm chiến công của quân và dân Kiến Điền, An Tây, Rạch Bắp làm tiền đề quan trọng, góp phần mở đường cho quân ta tiến về giải phóng Sài Gòn. Người đại đội trưởng, chính trị viên năm xưa giờ cũng đã già, nhưng những kỷ niệm về 181 ngày đêm chiến đấu trên mảnh đất ngoan cường, vẫn gắn bó và đi theo ông suốt cả cuộc đời.
ĐỖ TRƯỜNG (ghi theo lời kể của nhân vật)
相关文章
随便看看