您的当前位置:首页 >Nhà cái uy tín >Bảo đảm chất lượng 10 năm thực hiện bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới_ket qua kasimpasa 正文

Bảo đảm chất lượng 10 năm thực hiện bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới_ket qua kasimpasa

时间:2025-01-16 04:30:14 来源:网络整理编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Tin thể thao 24H Bảo đảm chất lượng 10 năm thực hiện bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới_ket qua kasimpasa

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sáng 10/2,ảođảmchấtlượngnămthựchiệnbảovệTổquốctrongtìnhhìnhmớket qua kasimpasa tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã họp Phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Dự phiên họp còn có các Bí thư Trung ương Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng ban Dân vận Trung ương và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.

Ngày 25/10/2021, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 40-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” nhằm kiểm điểm, đánh giá toàn diện tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết trong 10 năm qua; đồng thời đánh giá những ưu điểm, kết quả nổi bật, những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Nghị quyết; góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ đảng viên, lực lượng vũ trang đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đến năm 2035 và những năm tiếp theo.

Để việc tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI nghiêm túc, thực chất, thiết thực, đúng thời gian; theo nhiệm vụ được phân công, Thường vụ Quân ủy Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng các văn bản trình Phiên họp lần thứ Nhất Ban Chỉ đạo Đề án gồm: Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo; Hướng dẫn tổng kết Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI; Đề cương tổng kết Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI.

Về phạm vi, phương pháp tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI được thực hiện từ cấp huyện ủy, quận ủy tới tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Ban Chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, ngoài nội dung tổng kết theo hướng dẫn chung của Ban Chỉ đạo, nội dung Tổng kết Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI gắn với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; quy định hình thức, phương pháp, thành phần, thời gian tổ chức tổng kết đối với từng cấp.

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI, đến nay, sau 10 năm cần tổng kết, đánh giá lại trong tình hình mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam và tình hình phát triển đất nước, tình hình thế giới hiện nay.   

Chủ tịch nước khẳng định nỗ lực cố gắng rất lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân góp phần tạo nên thành quả qua 10 năm thực hiện Nghị quyết quan trọng này. Theo đó, đã tập trung xây dựng các thể chế phát triển, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Chủ động đi trước, đón bắt, nắm chắc tình hình, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh trật tự trong toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và phát triển.

Cùng với đó, đối ngoại được tăng cường, tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với quốc phòng - an ninh và lực lượng vũ trang. Xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; các quân chủng, binh chủng ngày càng đáp ứng yêu cầu tốt hơn trong tình hình mới… Đặc biệt, lực lượng vũ trang, trực tiếp là quân đội và công an đã lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng, là lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch nước đề nghị cần bổ sung, hoàn thiện Quy chế làm việc, các dự thảo để lấy ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, nhất là những ý kiến, quan điểm mới, những vấn đề lớn.

Xác định Đề cương tổng kết Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI là quan trọng nhất, cho nên cần có nội dung thiết thực, xác định lại một số mốc thời gian quan trọng, có sự phân công cụ thể của các thành viên Ban Chỉ đạo trong triển khai, chỉ đạo một số công việc quan trọng.

Chú ý bảo đảm tiến độ đã đề ra theo Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII (tháng 10 năm 2023) sẽ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.”

Về nội dung tổng kết, Chủ tịch nước đề nghị đánh giá việc tổ chức triển khai Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI thật sự nghiêm túc, bám sát Nghị quyết; nêu rõ thành công và hạn chế. Tập trung đánh giá công tác giáo dục, quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết từ Trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành; những chuyển biến trong nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng lực lượng vũ trang trong tình hình mới theo quan điểm của Đảng.

Bên cạnh đó là vấn đề thể thể chế hóa nghị quyết thành luật pháp, cơ chế, chính sách; cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch công tác ở các cấp, các ngành, các địa phương.

Kết quả xây dựng đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế xã hội gắn với quốc phòng-an ninh, giữ vững ổn định xã hội. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát triển, nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền; củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Chủ tịch nước lưu ý đến yêu cầu đánh giá, nêu bật những giải pháp của Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI vẫn còn giá trị thực tiễn. Xây dựng dự thảo Kết luận Nghị quyết và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết trong những năm tiếp theo; chú trọng những giải pháp, chủ trương, quan điểm cần thảo luận, đề cập trong Nghị quyết mới, bổ sung cập nhật kịp thời trong tình hình mới.

Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị Quân ủy Trung ương - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện dự thảo và xin ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo trước khi trình Chủ tịch nước.

Song song với đó là giúp Ban Chỉ đạo hướng dẫn, đôn đốc các ban, bộ, ngành, tỉnh ủy, thành ủy, các cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo, đánh giá thực hiện Nghị quyết bảo đảm chặt chẽ. Kiện toàn thành lập tổ biên tập, tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, chú trọng các địa bàn trọng điểm, cách làm  hay, những nội dung thiết thực triển khai thực hiện.

Chủ tịch nước lưu ý cần tổ chức các cuộc thảo luận, nghiên cứu, tọa đàm về quan điểm, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để bảo đảm chất lượng, tiến độ, Chủ tịch nước đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu các ý kiến, tổng hợp, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc hoàn thiện đề cương, kế hoạch; xử lý các vấn đề có liên quan để Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo đạt kết quả tốt./.

Theo TTXVN