TheĐiểmsànHọcviệnNgoạigiaonăkèo nhào đó, mức điểm sàn đối với thí sinh đăng ký theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 là 22 điểm (theo thang điểm 30, chưa nhân hệ số và đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng).
Điểm tối thiểu của mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển phải lớn hơn 1 điểm. Mức điểm này áp dụng với tất cả các tổ hợp xét tuyển.
Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Học viện Ngoại giao không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ; không sử dụng kết quả điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển trong năm 2021; không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.
Ngoài ra, Học viện Ngoại giao điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành trong phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, cụ thể như sau:
Năm 2020, Truyền thông quốc tế là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất vào Học viện Ngoại giao với 27 điểm ở tổ hợp A01 và D01. Các ngành khác cũng đều ở mức cao, dao động từ 25,6-26,7.
Ngôn ngữ Anh là ngành duy nhất của Học viện Ngoại giao tính nhân đôi môn Ngoại ngữ, lấy điểm chuẩn trên thang 40. Với 34,75 điểm, thí sinh phải đạt trung bình mỗi môn 8,69 mới có thể đỗ vào ngành Ngôn ngữ Anh.
Thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn vào Học viện Ngoại giao trong 3 năm gần đây:
Ngoài điểm chuẩn Học viện Ngoại giao, phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn của tất cả các trường đại học trong cả nước TẠI ĐÂY.
Thúy Nga
Biến động điểm chuẩn Học viện Ngoại giao những năm qua
Truyền thông quốc tế luôn là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất vào Học viện Ngoại giao qua các năm. Thậm chí, có năm, thí sinh phải đạt 27 điểm ở tổ hợp A01 và D01 mới có thể trúng tuyển vào ngành này.