Sáng 30-11,ộinghịthihànhLuậtbanhànhvănbảnquyphạmphápluậkqbd hom qua rang sang nay tại Hà Nội, Bộ Tưpháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật ban hành văn bản quyphạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND,UBND năm 2004. Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phátbiểu tại hội nghị.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị
Từ khi Luật ban hành văn bản quyphạm pháp luật 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBNDnăm 2004 và các văn bản hướng dẫn được ban hành và tổ chức thực hiện, việc xâydựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được chuẩn hóa một bước, tất cả cácquy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật do hai Luật quy định đãđược tuân thủ nghiêm túc.Theo báo cáo của các Bộ, ngànhtính đến ngày 31-3-2013, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhànước Trung ương ban hành là hơn 5.200 văn bản, điều chỉnh tương đối đầy đủ cáclĩnh vực đời sống, xã hội. Ở địa phương tính đến ngày 31-7-2013 đã ban hành gần7.500 Nghị quyết của HĐND.
Nhiều địa phương đã ban hành mộtsố lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật như: Kiên Giang, Thái Bình, Hà Giang,Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh….
Đa phần văn bản bảo đảm tính khảthi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, xét về tổng thể hệ thống pháp luậtcòn thiếu đồng bộ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật vẫn còn bộc lộ nhiềuyếu kém, bất cập so với xây dựng pháp luật, tình trạng pháp luật không đượcthực thi triệt để xảy ra trên nhiều lĩnh vực; công tác phổ biến, giáo dục phápluật từ năm 2013 được thực hiện theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật nhưngchưa có những giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả; tình trạng nợ đọng vănbản quy định chi tiết còn nhiều; đặc biệt vẫn còn tình trạng văn bản do địaphương ban hành không quy định về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày vănbản theo quy định…
Do vậy, trong giai đoạn tiếptheo, việc ưu tiên cho tổ chức thi hành pháp luật phải được coi là khâu trọngyếu, có tính quyết định trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa và cần có thiết chế hữu hiệu được quy định trong Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật mới.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủtướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Bộ Tư pháp tiếp tục thể chế hóa định hướngchiến lược của Đảng về xây dựng và thi hành pháp luật, sớm cụ thể hóa các quyđịnh của Hiến pháp (sửa đổi) liên quan đến việc ban hành văn bản quy phạm phápluật.
Tập trung hoàn thiện thể chế gắnvới nâng cao hiệu quả thi hành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh kinh doanh, cải cách mạnh mẽthủ tục hành chính, phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để ổn định chínhtrị, phát triển kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người,quyền tự do, dân chủ của công dân. Đồng thời, cần có các giải pháp kiên quyết,mạnh mẽ để đảm bảo mọi hành vi của cán bộ, công chức, và của cơ quan, tổ chứcphải tuân thủ pháp luật, ý thức pháp luật, kỷ luật, kỷ cương phải là yếu tố chiphối toàn bộ hoạt động của bộ máy công quyền, môi trường pháp chế phải trởthành yếu tố tự nhiên của xã hội, việc “Sống và làm việc theo hiến pháp và phápluật” phải là yêu cầu chung của xã hội, phải trở thành ý thức tự giác của mọi ngườidân, mọi tổ chức, mọi cơ quan.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Với vaitrò là cơ quan chủ trì, giúp Chính phủ quản lý công tác xây dựng pháp luật, BộTư pháp cần chủ động, phối hợp với các Bộ ngành cơ quan liên quan tổ chức thihành có hiệu quả luật, pháp lệnh và thực hiện việc theo dõi tình hình thi hànhpháp luật.
Theo VOV
顶: 5踩: 139
评论专区