Quốc hội thông qua dự án luật. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) Sáng 22-11,ốchộithôngquadựthảoNghịquyếtvềthíđiểmcấpthịthựcđiệntửsố liệu thống kê về verona gặp inter milan thực hiện chương trình kỳ họp thứ 2, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Với 91, 08% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Nghị quyết giao Chính phủ thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Việc thí điểm cấp thị thực điện tử được thực hiện trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 1/2/2017. Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết này tại kỳ họp cuối năm 2018. Người nước ngoài đề nghị cấp thị thực không phải là thị thực điện tử thực hiện theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Thị thực điện tử là loại thị thực do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài đang ở nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam. Thị thực điện tử được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử, có giá trị nhập cảnh một lần, thời hạn không quá 30 ngày. Việc thí điểm cấp thị thực điện tử áp dụng đối với công dân của nước có đủ các điều kiện sau đây: Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ; Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam. Chính phủ quyết định danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử; danh sách các cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử. Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử phải có hộ chiếu và không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử, sau khi nhập cảnh Việt Nam, nếu đề nghị cấp thị thực mới thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Trước khi biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng đối tượng được cấp thị thực điện tử như dự thảo Nghị quyết là quá rộng và đề nghị chỉ thực hiện thí điểm đối với công dân một số nước theo nguyên tắc có đi có lại, hoặc nước có quan hệ truyền thống với Việt Nam, hoặc một số khu vực, quốc gia nhất định. Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý nội dung này theo hướng chỉ áp dụng cấp thị thực điện tử đối với công dân của những nước có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 dự thảo Nghị quyết. Đối với ý kiến đề nghị không áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước mà hiện nay Việt Nam đang miễn thị thực và đơn phương miễn thị thực, vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu việc thực hiện Nghị quyết không ảnh hưởng đến việc thực hiện Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, quy định về miễn thị thực và đơn phương miễn thị thực vẫn tiếp tục được áp dụng như hiện nay. Xung quanh ý kiến cho rằng việc người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử sẽ khó khăn trong việc xử lý đối với trường hợp sử dụng hộ chiếu nhập cảnh mà hộ chiếu đó ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, mẫu thị thực điện tử ban hành kèm theo dự thảo Nghị định trong hồ sơ dự thảo Nghị quyết tương tự như mẫu thị thực rời. Khi người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh Việt Nam, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh làm thủ tục đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh như đối với thị thực rời, không làm thủ tục gì vào hộ chiếu./. Theo Vietnam+