Chị Nguyễn Thị Thủy (40 tuổi,ườiphụnữtuổiđạtđiểmsaungàyônthi trúngtuyểnđạihọkèo cược bóng đá hôm nay hiện là công nhân làm việc ở huyện Đông Anh, Hà Nội) từng được nhiều người biết đến và nể phục khi có một quyết định đầy táo bạo là đăng ký dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Ở độ tuổi mà nhiều người phụ nữ đã yên phận với cuộc sống và phần nào lãng quên những ước mơ hoài bão thời trẻ, chị vẫn khiến nhiều người bất ngờ khi đạt được thành tích đáng nể với số điểm các môn thi lần lượt là: Ngữ văn 7,25; Lịch sử 8,5; Địa lý 9; Giáo dục công dân 9,5.
Tổng điểm bài thi tổ hợp Khoa học xã hội của chị lên đến 27, tổng điểm thi theo tổ hợp khối C00 (Văn, Sử, Địa) là 24,75 điểm. Tổng điểm thi theo tổ hợp khối C19 (Văn, Sử, Giáo dục công dân) là 25,25; theo tổ hợp khối C20 (Văn, Địa, Giáo dục công dân) là 25,75.
Ở tuổi 40, chị Nguyễn Thị Thủy (huyện Đông Anh, Hà Nội) quyết tâm đi thi tốt nghiệp THPT và đã trúng tuyển đại học. |
Mới đây, chia sẻ với VietNamNet, chị Thủy cho hay mình đã có tên trong danh sách trúng tuyển đại học năm 2021.
“Tôi rất vui vì cuối cùng ước mơ trúng tuyển được vào một trường đại học từ 20 năm trước của mình giờ đây đã thành hiện thực”. Tuy nhiên, chị cũng có chút tiếc nuối.
Ban đầu, chị Thủy dự kiến đăng ký vào ngành Việt Nam học. Tuy nhiên, sau khi tham khảo điểm chuẩn các ngành/trường của năm 2020, chị quyết định đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành sư phạm Giáo dục công dân của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội theo tổ hợp xét tuyển C19 (điểm chuẩn năm ngoái là 19,75). Nguyện vọng 2 chị cũng đăng ký ngành này nhưng xét tuyển bằng tổ hợp C20 (điểm chuẩn năm ngoái là 25,25).
Do là thí sinh thuộc khu vực 2, được cộng thêm 0,25 điểm, nên chị Thủy có tổng điểm tổ hợp khối C19 và C20 lần lượt đạt 25,5 và 26.
Với mức điểm cao hơn mức điểm cao hơn năm ngoái tới 5,75 điểm ở tổ hợp C19, chị Thủy quyết định không đăng ký thêm ngành Việt Nam học như dự tính ban đầu.
Thay vào đó, chị đăng ký nguyện vọng 3 vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
Thẻ dự thi của thí sinh 40 tuổi, mẹ của 2 con. |
Tuy nhiên, năm nay ngành Giáo dục công dân lại là 1 trong 2 ngành có mức điểm tăng mạnh nhất so với năm ngoái của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Điểm chuẩn của ngành này ở 2 tổ hợp xét tuyển C19 và C20 lần lượt là 26,5 (tăng đến 6,75 điểm so với năm ngoái) và 27,75 (tăng 2,5 điểm). Thiếu 1 điểm ở nguyện vọng 1 và 1,75 điểm ở nguyện vọng 2, chị Thủy đã lỡ mất cơ hội vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Trong khi đó, nếu đăng ký ngành Việt Nam học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội xét tuyển theo tổ hợp khối C00 (Văn, Sử, Địa) thì chị đã có thể trúng tuyển vào trường, bởi điểm chuẩn năm nay là 23,25. Trong khi tổng điểm thi theo tổ hợp khối C00 của chị là 24,75 điểm.
“Ban đầu tôi cũng chỉ nghĩ cùng lắm tăng 3 - 4 điểm, điểm mình cách 5,75 điểm so với điểm chuẩn năm ngoái nên có phần yên tâm, nào ngờ điểm chuẩn năm nay tăng tới gần 7 điểm. Thật tiếc là cũng chỉ thiếu một ít điểm để có thể trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Cũng tiếc là nếu đăng ký nguyện vọng 3 ngành Việt Nam học thì điểm mình vẫn trúng tuyển được”, chị Thủy tâm sự.
Với kết quả này, chị Thủy trúng tuyển nguyện vọng 3 vào Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam với mức điểm chuẩn là 16.
Dù có chút tiếc nuối, xong chị Thủy cho rằng "chuyện đỗ trượt cũng là chuyện rất bình thường". Bản thân chị cũng đang cân nhắc điều kiện bản thân và cuộc sống gia đình trước khi quyết định có theo học hay không.
"Tôi cũng thấy những thông tin có những bạn trẻ 27 điểm mà trượt cả 9 nguyện vọng. Nhưng việc thay đổi hay trúng tuyển các nguyện vọng nó cũng có yếu tố may rủi. Các bạn "trượt" không có nghĩa là các bạn học kém nên đừng nên quá thất vọng và chùn bước. Hãy đứng lên, lấy chính đó làm bài học và động lực và tiếp tục phấn đấu cố gắng ở năm sau. Còn trẻ thì tương lai vẫn còn rất rộng mở" - chị Thủy nhắn nhủ.
Thanh Hùng
Điểm chuẩn của nhiều trường đại học năm nay tăng kỷ lục khiến thí sinh “khóc ròng”. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc tăng điểm chuẩn ở một số nhóm ngành.