Mục tiêu của cơ quan quản lý là giảm tỉ lệ sản phẩm ngoại,ếnkhíchDNViệtnghiêncứupháttriểncôngnghệlõwolves đấu với liverpool phát triển các sản phẩm nội trên thị trường nội địa, ưu đãi cho các sản phẩm lõi để tăng khả năng tự chủ về công nghệ cho Việt Nam. Đây là định hướng chủ đạo khi Vụ CNTT (Bộ TT&TT) xây dựng Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm, Vụ trưởng Đào Đình Khả cho biết tại cuộc làm việc của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cùng đơn vị sáng nay, 26/5. | Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại cuộc họp sáng 26/5. |
Khi đề cập đến chính sách phát triển công nghiệp phần mềm, phần cứng, điện tử, dịch vụ CNTT hiện nay, ông Khả cho biết Vụ sẽ có nhiều giải pháp tổng hợp, từ tạo cơ sở pháp lý, kỹ thuật về ngành CNTT để đề xuất, xây dựng các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ; cho đến triển khai các dự án tạo động lực, khuyến khích sử dụng sản phẩm, giải pháp CNTT nội địa. Cụ thể hơn, ông Khả cho biết hiện Vụ đang xây dựng Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm. Đây là một văn bản có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm làm cơ sở triển khai các biện pháp hỗ trợ cho ngành CNTT theo Luật đầu tư, trong đó sản phẩm trọng điểm là một trong những nội dung được đặc biệt ưu đãi. "Mặt khác, theo đánh giá sơ bộ, một trong các lý do ngành công nghiệp CNTT hiện nay còn chưa phát triển mạnh là do đầu tư R&D của các DN nội còn thấp, sản phẩm CNTT còn giới hạn trong một số lĩnh vực gia công truyền thống", ông Khả phân tích. Việc xác định đâu là sản phẩm CNTT trọng điểm sẽ là "thông điệp khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm, công nghệ lõi, có tính tiên tiến và cạnh tranh". "Xây dựng nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, IoT, phân tích dữ liệu nhận được sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp vì sẽ tạo ra các hệ sinh thái, hỗ trợ khởi nghiệp và đảm bảo tính liên thông khi phát triển các sản phẩm CNTT trên diện rộng", ông Khả cho biết thêm. Mục tiêu đặt ra là giảm tỉ lệ sản phẩm ngoại sử dụng, thúc đẩy các sản phẩm nội để phát triển thị trường nội địa, trên cơ sở đó tăng khả năng xuất khẩu của các DN CNTT trong nước. "Chúng tôi dự kiến tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ các DN, tập đoàn Việt Nam có tiềm năng, hỗ trợ, ưu đãi cho các sản phẩm lõi, hàm lượng CNTT cao cũng như hoạt động R&D của DN trong nước để tăng tính tự chủ về công nghệ... ; Tiếp tục hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm thương hiệu Việt và nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam ra nước ngoài, qua đó đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt", đại diện Vụ CNTT cho biết trong cuộc họp. Đồng tình với định hướng này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, nhiều doanh nghiệp, cũng như bản thân nhiều chính sách hiện hành chỉ mới quan tâm đến việc phát triển trong nước. Nhưng muốn Việt Nam phát triển thành một nước mạnh về CNTT, thậm chí là trở thành Trung tâm công nghệ của khu vực trong tương lai thì bắt buộc các doanh nghiệp Việt phải vươn ra ngoài, xúc tiến ra quốc tế, gây dựng được những thương hiệu đủ mạnh, cạnh tranh được ở quy mô khu vực, thế giới. Nhưng để làm được như vậy thì vai trò của các chính sách hỗ trợ, khuyến khích là rất quan trọng. Một số cơ chế ưu đãi bước đầu đã được Chính phủ phê duyệt, như xem xét đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho người làm CNTT, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp... trong Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 mới đây của Chính phủ. Vụ CNTT cho biết sẽ tiếp tục phối hợp cùng Bộ Tài chính xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về chính sách ưu đãi thuế, phối hợp với các tổ chức, Hiệp hội, doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ sản xuất sản phẩm viễn thông, CNTT trong thời gian tới... T.C |