Sau 60 năm gián đoạn,áchTếtViệttrởlạisaunămvắngbótỷ số bỉ Sách Tết Kỷ Hợi 2019 trở lại như món quà nhỏ cho ngày xuân thêm trọn vẹn, nối dài truyền thống làm sách Tết.
Hoài niệm tuổi trẻ với 'Ký ức được đánh số'
Đánh thức con người phi thường đang ngủ quên trong bạn
Thơ chúc mừng Tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018
Nhà xuất bản Văn học cùng Đông A Book A vừa ra mắt Sách Tết Kỷ Hợi 2019.
90 năm trước, Sách Xem Tết năm Mậu Thìn 1928 của Tân Dân Thư Quán đã mở lối tiên phong cho thể loại sách tết trong lịch sử xuất bản nước ta. Với nội dung chủ yếu có hai mảng văn hài đàm và thơ vui, chấp bút bởi nhiều tên tuổi nổi tiếng làng văn, sách tết mang lại cho độc giả những tiếng cười sảng khoái, những câu chuyện lời thơ giải trí nhẹ nhàng dí dỏm vào ngày đầu năm.
Sách Tết trở lại sau 60 năm vắng bóng. |
Do vậy, sách tết ngày càng được ưa chuộng. Nhà nhà từ Bắc chí Nam đua nhau làm sách; hít hà mùi giấy mực, vui cái thú văn chương tao nhã ngày xuân đã trở thành cái lệ đầu năm với nhiều người.
Thế nhưng từ sau năm 1958, không còn ấn bản nào mang tên sách tết, để lại trong lòng người đọc một khoảng trống tinh thần – bâng khuâng, tiếc nhớ. Những tập sách mỏng khiêm nhường ấy cũng như gốc mai, cành đào, bánh chưng, củ kiệu, quen thuộc dung dị là thế nhưng bỗng vắng bẵng đi khiến cho cái tết chưa tròn, như người ta vẫn nôm na “có cái gì thiêu thiếu”.
Và nay, với Sách Tết Kỷ Hợi 2019, những người làm sách mong muốn mang sách tết trở lại, như món quà nhỏ cho ngày xuân thêm trọn vẹn.
"Thoạt đầu, khi tôi cầm trên tay cuốn bản thảo của sách, tôi chưa bị hấp dẫn. Bởi, lúc đó chỉ toàn màu đen và trắng nhưng càng đọc tôi càng cảm thấy bị cuốn hút. Sách có thể không phải để đọc ngay, mà là một thứ cho đủ lệ bộ tựa như mâm ngũ quả ngày tết. Ra giêng ngày rộng tháng dài, lúc ấy mới giở cuốn sách tết còn thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp không khí của ngày xuân", TS Nguyễn Anh Vũ - Giám đốc, TBT NXB Văn học chia sẻ.
Ấn phẩm do nhà văn Hồ Anh Thái tuyển chọn, NXB Văn học phát hành ngày 19/12. Trong ảnh là tranh của Kim Duẩn minh họa bản nhạc Chúc mừng năm mới của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến. |
Với nội dung phong phú xoay quanh 8 chủ đề: Văn, Thơ, Nhạc, Sử, Cổ tích, Bình thơ, Góc nhìn, Vĩ thanh, Sách Tết Kỷ Hợi 2019 ghi lại những cảm xúc, suy tư, dấu ấn mang hơi thở của ngày hôm nay, đồng thời cũng khôi phục và lưu giữ các phong tục, hương vị tết xưa của người Việt.
Phần văn là tổng hòa của những cái tết xưa và nay, từ miền quê đến chốn thị thành với Tết quê của Phan Cung Việt, Ăn tết với người lạ của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nhớ một tết xa của Ma Văn Kháng, Ở đâu tết cũng vui của Nguyễn Trí...
Phần Thơ cũng không thiếu những xúc cảm với những cái tết miền núi, hải đảo in hằn những dấu chân văn sĩ đã qua. Rồi những nốt Nhạc xuân vui vang lên quyện vào cái chất “hùng” của sử xưa. Cái chất xưa còn được tiếp nối bằng những câu chuyện Cổ tích “kể lại”, giúp nhịp điệu sách Tết giãn ra bằng những tiếng cười thư giãn.
Tiếp nối là phần Bình thơ và Góc nhìn đều chuyển tải cái nhìn của tác giả khi thì với thơ khi thì với cuộc sống quanh mình, đôi khi là sự chiêm nghiệm, đôi khi là hồi ức về những tục lệ xưa – làm sống lại tuổi thơ của bao người.
Cuốn sách có một bài viết đặc biệt của GS Ngô Bảo Châu, trong đó GS ngành Toán chia sẻ niềm thương nhớ với những hiệu sách cũ, đồng thời nói lên vai trò của hiệu sách trong không gian đô thị.
Sách Tết khép lại với phần Vĩ thanh, “chuyện tiểu sử” của ấn phẩm mang tên Sách Tết được kể lại tường minh, cho độc giả được “tường gốc ngọn” và lịch sử lâu dài của cuốn sách nhỏ này.
Bên cạnh đội ngũ viết có tên tuổi, các họa sĩ minh họa cuốn sách cũng rất quen thuộc với bạn đọc như: Thành Chương, Lương Xuân Đoàn, Đỗ Hoàng Tường, Tạ Huy Long, Kim Duẩn… Các họa sĩ vẽ minh họa và trình bày ở Bắc - Trung - Nam với nhiều cách thể hiện khác nhau cũng cùng góp sức để cố gắng làm sống lại một không khí sách xưa.
Là ấn phẩm đặc biệt đón tết chào xuân, Sách Tết 2019 được in màu toàn bộ; mỗi cuốn sách đều được đánh số riêng. Ngoài 1900 bản phổ thông bìa mềm, đánh số nhảy từ ST 0001 - ST 1900, Sách Tết 2019 có 100 bản bìa cứng, in trên giấy chất lượng cao, đánh số từ ĐA – 001 đến ĐA – 100 có đóng dấu đỏ của Đông A, kèm theo hộp sơn mài dành cho những người sưu tầm và chơi sách.
Tình Lê
Những câu chuyện khó quên của đời sống giải trí Hà Nội, trong và sau giai đoạn tạm chiếm, 1947-1954, đã được Nguyễn Trương Quý tái dựng trong "Một thời Hà Nội hát".