Nhiều công trình kiến trúc độc đáo mà bình dị của Việt Nam đã lọt vào top các công trình kiến trúc mang tầm thế giới.
1. Trường mầm non tại Đồng Nai
Công trình trường mầm non Farming Kindergarten tại Đồng Nai do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa,ữngcôngtrìnhkiếntrúcViệtNamxuấtsắclọttopthếgiớgiải vô địch áo Takashi Niwa, Masaaki Iwamoto và các kiến trúc sư Trần Thị Hằng, Kuniko Onishi sáng tạo nên. Đây là một trong những công trình vinh dự lọt vào vòng chung kết cuộc thi “Công trình đẹp nhất thế giới” đồng hành với 29 công trình khác từ 20 quốc gia do Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh – RIBA (Royal Institute of British Architects) công bố.
Điểm nổi bật của thiết kế là những mái nhà xanh cong cong chạy dài liền tạo ra ba sân vui chơi cho trẻ. Từ sân chơi không những thầy cô giáo mà cả trẻ cũng có thể chạy nhảy dễ dàng lên phía mái nhà trồng rau - nơi có độ dốc cao dần lên đến tầng hai. |
Ngoài ra, trường mầm non cũng giành giải nhì trong cuộc thi quốc tế FuturArc Prize (Thiết kế công trình Xanh).
Trong nhà trẻ có một khu vườn rộng 200m2 trồng năm loại rau củ khác nhau để phục vụ cho tiết học giáo dục nông nghiệp cho trẻ. |
2. Ngôi chùa đá ở Nha Trang
Công trình này đã lọt vào top 7 công trình tôn giáo ấn tượng nhất hành tinh do Liên hoan Kiến trúc thế giới bình chọn.
Công trình kiến trúc đơn sơ gồm hai phiến đá có kích thước tương tự nhau 2,3x3m - một phiến làm sàn, một phiến làm mái. Giữa hai phiến đá là hệ khung sắt để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cũng như tạo hình khối.
Không gian ngôi chùa đá được lấy cảm hứng từ sự tích Đức Phật và cây bồ đề. Vào khoảng năm 500 TCN, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ngồi thiền dưới bóng cây bồ đề 3 ngày và 3 đêm và đạt được giác ngộ và sự thấu hiểu. 7 tuần lễ tiếp theo, Đức Phật đã tiếp tục thiền định và suy xét trải nghiệm của mình. Sau 7 tuần, Đức Phật bắt đầu đi khắp nơi giảng dạy Phật pháp.
3. Nhà đá ở Quảng Ninh
Tọa lạc tại Đông Triều, Quảng Ninh, Việt Nam, thiết kế không chỉ gây ấn tượng bởi vườn trên mái mà còn vì hình dạng thiết kế đặc biệt. Được thiết kế bởi công ty kiến trúc Võ Trọng Nghĩa, ngôi nhà hình xuyến nổi bật giữa khu dân cư yên tĩnh. Sở dĩ được đặt cái tên Stone House (nhà đá) vì các kiến trúc sư đã sử dụng chất liệu đá xanh có sẵn ở địa phương, cùng vườn trên mái giúp thiết kế hòa nhập vào cảnh quan xung quanh.
4. Nhà thờ Ka Đơn ở Lâm Đồng
Công trình này đã đạt giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 – năm 2016 do Quỹ Frate Sole tổ chức.
Thiết kế của nhà thờ Ka Đơn lấy ý tưởng từ chính Linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc - Quản xứ giáo xứ Ka Đơn và do vợ chồng KTS Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế. Sau hơn 4 năm thi công, Nhà thờ Ka Đơn hoàn thành vào tháng 7/2014.
Tư tưởng xuyên suốt trong thiết kế công trình này là sự hòa quyện với thiên nhiên và mảnh đất của Chúa, kế thừa hình ảnh nhà ở truyền thống của người Churu và kết cấu kiến trúc truyền thống của các tộc người sống trên lưu vực sông Đa Nhim, phía nam Lâm Đồng.
5. Nhà nguyện ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
Công trình Nhà nguyện của Kiến trúc sư Nguyễn Hòa Hiệp đã giành giải nhất Festival Kiến trúc Thế giới với hai giải thưởng Dân dụng & Cộng đồng và Côn trình của năm.
Do khủng hoảng bất động sản và thiếu khu vực sinh hoạt chung nên Nhà nguyện được thiết kế làm nơi để người dân tham gia các hoạt động cộng đồng.
Đặc biệt là, mọi vật liệu để xây dựng và thiết kế Nhà nguyện đều là vật liệu tái chế, tận dụng từ những dự án trước đây như khung thép, tấm kim loại, v.v…
6. Ngôi nhà Điên (Biệt thự Hằng Nga) ở Đà Lạt
Công trình này do Kiến trúc sư Đặng Việt Nga thiết kế và đã từng chịu nhiều chỉ trích của dư luận do sự phá cách trong kiến trúc. Tuy nhiên, công trình này lại lọt vào top những ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới do Archdaily công bố.
Ngôi nhà lấy cảm hứng từ thiên nhiên và được xây dựng giống hình dáng của một thân cây cổ thụ. Tác giả của lối kiến trúc này muốn tạo ra một cái nhìn khác về kiến trúc, vừa phong phú lại vừa khoa học.
Theo Khám phá