Hãng tin RT dẫn kết quả nghiên cứu của Nhóm Nghiên cứu thị trường quốc tế (IFOP) và tổ chức tư vấn Jean-Jaures cho biết: "Việc lười rời nhà này đặc biệt ảnh hưởng tới các nhóm tuổi sau: 52% thuộc nhóm 25-34 tuổi,ĐạidịchlườiđeobámdânPhákèo nhà cái nhận định 53% ở nhóm 35-49 tuổi, trong khi nhóm trên 65 tuổi chỉ chiếm 33%".
Kết quả khảo sát, được công bố vào tuần trước, cho thấy, "sức hấp dẫn của ghế sofa dường như rất mạnh mẽ" và từ "giường" có ý nghĩa tích cực đối với 74% số người được hỏi.
Theo nghiên cứu, đại dịch Covid-19 và việc phong tỏa nghiêm ngặt đã ảnh hưởng sâu sắc tới thái độ của người Pháp với công việc, cuộc sống gia đình, thời gian rảnh rỗi và không gian cá nhân. Khoảng 37% số người được hỏi cho biết, họ cảm thấy có ít động lực hơn trước trong công việc và 41% phàn nàn về việc cảm thấy mệt mỏi hơn.
Sự mệt mỏi tăng lên dường như xảy ra bất kể giới tính, tuổi tác, nền tảng xã hội và địa điểm. Từ quan điểm lịch sử, thái độ của người Pháp với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đã thay đổi mạnh hơn, nghiên cứu cho thấy.
Năm 1990, 60% người Pháp tin công việc rất quan trọng, nhưng năm 2021, con số này chỉ là 24%. Năm 1953, 54% số người trưởng thành có việc làm tin rằng họ đã cân bằng rất tốt giữa cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, hiện con số này chỉ là 39%, trong khi 48% coi bản thân là kẻ thất bại.
Nghiên cứu cho thấy, sự thay đổi này đã trở nên trầm trọng hơn do dịch Covid-19, song nguồn gốc thực sự của nó lại liên quan tới việc mất một số trải nghiệm. Việc thường xuyên sa thải nhân viên lâu năm và chỉ tập trung quản lý thành tích tài chính đã làm thay đổi mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Có 1.001 người Pháp trưởng thành đã tham gia nghiên cứu, được tiến hành trực tuyến trong hai ngày đầu tháng 9.
Xem kiểu rèn luyện sức khỏe cực độc của đàn ông TQ thời hậu Covid-19Sau thời gian tạm ngưng hoạt động vì Covid-19, tại Sơn Đông, một võ đường Thái Cực quyền đã mở cửa trở lại.