设为首页 - 加入收藏  
您的当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Nông nghiệp công nghệ cao_ket qua bong da truc tuyen kqbd 正文

Nông nghiệp công nghệ cao_ket qua bong da truc tuyen kqbd

来源:Betway编辑:Ngoại Hạng Anh时间:2025-01-22 05:41:27

Kỳ 2: Đa dạng những mô hình hiệu quả

> Kỳ 1: Sức lan tỏa mạnh mẽ

Sau 2 năm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tại Bình Dương đã xuất hiện hàng loạt các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, có thể áp dụng đại trà cho bà con nông dân, giúp họ cải thiện đời sống, làm giàu trên mảnh đất của mình.

Chăn nuôi gà theo hình thức trang trại khép kín ra đời ngày càng nhiều. Trong ảnh: Trại gà lạnh của ông Lê Thành Nguyên ở xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng. Ảnh: KHÁNH VINH

Hoa, rau sinh lợi lớn

Nếu như muốn chọn một loại cây trồng mang lại hiệu quả rõ nét từ việc ứng dụng kỹ thuật cao vào sản xuất phải kể đến hoa lan. Đối với người Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, cây hoa lan chẳng phải xa lạ gì. Bởi từ lâu đời, đây là loại hoa “trong nhà, ngoài ngõ”, là thú chơi của nhiều gia đình. Tuy nhiên, kể từ khi Chương trình 26 Tỉnh ủy ra đời, hoa lan được lựa chọn trở thành mô hình nhân rộng đầu tiên.

Tính đến nay đã có 36 điểm trình diễn kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Mokara giống mới, có giá trị kinh tế cao được Trung tâm Khuyến nông Bình Dương hình thành với tổng diện tích hơn 4.000m2. Tuy nhiên, điều đáng nói là những nông dân Bình Dương đã nhanh chóng nhận ra ưu điểm của loài hoa lan và trồng đại trà, sở hữu nhiều kỹ thuật chăm sóc tốt, tạo thành nhiều vườn lan có giá trị kinh tế cao. Ông Mai Quốc Thái, chủ trang trại hoa lan Mai Hoàng Liên ở Minh Hòa (Dầu Tiếng), cho biết: “Từ việc nghiên cứu của bản thân và sự vận động của cán bộ khuyến nông, tôi đã đầu tư và phát triển trại hoa lan của mình lên đến 4 ha, thu lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng/năm”.

Nếu hoa lan trở thành một trào lưu thì rau an toàn đã và đang trở thành nhu cầu bức thiết trong xã hội. Nhận thấy được điều này, trong quá trình thực hiện Chương trình 26 Tỉnh ủy, ngành nông nghiệp luôn đề cao vấn đề hình thành và phát triển phong trào trồng rau an toàn cung ứng cho thị trường. Đến nay, đã có 7 mô hình trồng rau an toàn với tổng diện tích lên đến 67 ha tại nhiều xã trên địa bàn tỉnh. Từ đây, nhận thức của người nông dân đã thay đổi, từng bước áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, mang lại giá trị sản xuất lớn.

Trong khi đó, việc trồng rau trong nhà lưới kín, nhà lưới hở cũng đã bắt đầu tỏ rõ tác dụng tốt, sinh lợi lớn. Đến nay, Trung tâm Khuyến nông Bình Dương đã xây dựng được 10 mô hình trình diễn với diện tích 9.700m2 gồm các chủng loại cây trồng như hẹ lá, cải ngọt, cải xanh, quế, mướp hương, bầu, ớt… So với trồng rau thông thường, mô hình mới cho năng suất tăng 1,5 - 2 lần, số lần phun thuốc bệnh giảm và giá trị tăng cao. Đặc biệt, mô hình trồng dưa và ớt chuông trong nhà kính, nhà lưới ở Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái (huyện Phú Giáo) cho doanh thu lên đến 600 triệu đồng/ha, xấp xỉ gấp 7 lần so với mức thu nhập bình quân 1 ha/năm của Bình Dương.

Gà, cá hiệu quả cao

Sau 2 năm thực hiện Chương trình 26 Tỉnh ủy, các trang trại và hộ chăn nuôi dần đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống vật nuôi và quy trình kỹ thuật, dây chuyền thiết bị công nghệ để phát triển sản xuất chăn nuôi, đáng kể nhất là chăn nuôi heo, gà, cá…

Hiện nay, Bình Dương đã có 43 cơ sở chăn nuôi heo đầu tư theo hướng tự động, bán tự động với quy trình khép kín mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó, có đến 83 cơ sở chăn nuôi gà được đầu tư công nghệ hiện đại. Điển hình là Công ty Ba Huân (xã Vĩnh Tân, TX.Tân Uyên) với tổng diện tích 17,6 ha đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại mới theo tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cho thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước. Mô hình chăn nuôi gà của hộ Lê Thành Nguyên (Long Nguyên, huyện Bàu Bàng) cũng cho thu nhập ổn định, lợi nhuận đạt hơn 900 triệu đồng/năm.

Không chỉ có gà, heo… là các vật nuôi mang lại hiệu quả cao, nông nghiệp Bình Dương đang chứng kiến một loại vật nuôi mới cũng đang được nhiều nông dân chọn lựa là cá kiểng. Ông Lê Văn Huệ (xã Thanh Tuyền, Dầu Tiếng) cho biết từ năm 2012 gia đình anh chọn nuôi thử và nhân rộng đàn cá dĩa và nhiều loại cá kiểng khác lên đến 200 cặp bố mẹ, đến nay cho ra thị trường khoảng 10.000 cá thương phẩm các loại, doanh thu bình quân 200 triệu đồng/ tháng. Đến nay, ngành nông nghiệp đã xây dựng được 71 điểm nuôi trình diễn cá kiểng các loại. Đối với cá dĩa sinh sản, các hộ tham gia đều đạt lợi nhuận cao, bình quân 3,8 triệu đồng/hộ mỗi tháng.

Ông Phạm Văn Bông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Dương, cho biết: “Trong thời gian qua, nông nghiệp Bình Dương đã có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ, từng bước cải thiện đời sống bà con nông dân. Các mô hình nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao ngày càng được nhân rộng và phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho người nông dân. Đây là minh chứng rõ nét cho chính sách nông nghiệp phù hợp của tỉnh”.

Làm giàu từ cam, bưởi

Đối với Bình Dương, cây bưởi là đặc sản và thương hiệu bưởi Bạch Đằng nức tiếng gần xa. Trong thời gian gần đây, nhiều công ty, hộ nông dân đã mạnh dạn áp dụng công nghệ mới đưa vào quy trình trồng trọt, cho ra nhiều loại bưởi ngon, có giá trị kinh tế cao.

Nổi tiếng nhất là trang trại bưởi da xanh Thanh Thủy (xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng). Nhờ mô hình thâm canh bưởi ứng dụng kỹ thuật cao trong việc xử lý ra hoa, bón phân đã giúp cho trang trại cho ra sản phẩm quanh năm, mang lại giá trị kinh tế tốt, lợi nhuận từ 500 - 700 triệu đồng/ha mỗi năm. Đây là con số thu nhập đáng mơ ước của nhiều nông dân trồng bưởi.

Nói về cây bưởi mang lại lợi nhuận lớn còn có thể kể đến hộ gia đình ông Nguyễn Biên Hòa (xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên). Trước đây, gia đình ông chỉ có 1 ha chuyên trồng lúa và nuôi cá nhưng không đủ ăn. Qua học tập kinh nghiệm, ông quyết định chuyển sang trồng bưởi. Đến năm 2012, nhờ thời tiết thuận lợi, vườn bưởi nhà ông cho thu hoạch được 250 triệu đồng/0,8 ha. Năm 2013, nhờ tham gia mô hình trồng bưởi công nghệ cao của Trung tâm Khuyến nông Bình Dương, vườn bưởi nhà ông Nguyễn Biên Hòa cho năng suất đến 12 tấn/0,5 ha, mang lại lợi nhuận 220 triệu đồng. Cộng với số bưởi da xanh còn lại trong vườn, tổng lợi nhuận năm 2013 của gia đình ông Nguyễn Biên Hòa lên đến gần 400 triệu đồng.

Ở Bình Dương, nhiều vùng có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với các loại cây có múi. Chính vì thế không chỉ bưởi mà cây cam cũng cho năng suất tốt, lợi nhuận cao nếu được áp dụng các kỹ thuật trồng trọt tiên tiến. Năm 2005, ông Lâm Thành Thắm bắt đầu trồng một số cây cam tại xã Hiếu Liêm (huyện Bắc Tân Uyên). Nhờ được Trung tâm Khuyến nông Bình Dương quan tâm, chuyển giao kỹ thuật, đến nay năng suất bình quân của trang trại đạt 40 - 50 tấn/ha, giá bán khoảng 12.000 - 25.000 đồng/kg, lợi nhuật đạt khoảng 300 - 500 triệu đồng/ha. Cá biệt, những năm được mùa, được giá có thể mang lại lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng/ha. Có được điều này là nhờ nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật hiện đại, áp dụng công nghệ cao vào trồng trọt.

 

KHÁNH VINH

热门文章

    0.2299s , 7216.96875 kb

    Copyright © 2025 Powered by Nông nghiệp công nghệ cao_ket qua bong da truc tuyen kqbd,Betway  

    sitemap

    Top