Nền tảng gia đình vững chắc
Edward Tian sinh ra ở Tokyo (Nhật Bản),tỷ số ngoại hạng lớn lên ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Toronto (Canada) và hiện đang theo học song bằng khoa học máy tính và báo chí tại Đại học Princeton (Mỹ).
Chàng sinh viên hiện đang làm phóng viên cho tờ báo The Daily Princetoniancủa trường. Trong kỳ nghỉ hè vừa qua, Tian là thực tập sinh kỹ thuật phần mềm tại Microsoft.
Cha mẹ Tian đều là kỹ sư phần mềm đến từ Bắc Kinh. Bà của Tian, người mà cậu coi là một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất cuộc đời, là một kỹ sư điện tốt nghiệp Đại học số 1 châu Á - Thanh Hoa. Bà đã nuôi dạy Tian và các anh chị em của cậu, đồng thời dạy họ tiếng Trung Quốc từ thuở nhỏ.
Lòng hiếu học đã khởi phát ngay từ thời thơ ấu của Tian. Cậu bé đã quan tâm đến sự giao thoa giữa khoa học máy tính và báo chí cũng như cách sử dụng công nghệ để nâng cao nghệ thuật kể chuyện đa phương tiện trong truyền thông.
"Tian là một nhà lãnh đạo định hướng quốc tế đáng tự hào, là đại sứ chương trình thực tập quốc tế của Princeton và là cây bút của tờ The Daily Princetonian. Được truyền cảm hứng từ chương trình thực tập quốc tế (IIP) ở Uganda, cậu ấy sử dụng một năm nghỉ phép (gap year) để làm việc cho hãng tin BBC châu Phi", website của Đại học Princeton giới thiệu.
"Có một vẻ đẹp ngầm trong cách hành văn của con người"
Phần mềm GPTZero, được Edward Tian viết trong 3 ngày tại một quán cà phê tại Toronto (Canada), đã được 80.000 người truy cập kể từ khi ra mắt vào ngày 03/01/2023, Tian cho biết khi trả lời phỏng vấn của The South China Morning Post.
Edward Tian cho biết cậu sẽ giữ một phiên bản GPTZero miễn phí, ngay cả khi được mời làm việc với dịch vụ phát hiện đạo văn Turnitin và các công ty khác.
Với khẩu hiệu "con người xứng đáng được biết sự thật", ứng dụng này nhằm hỗ trợ các nhà giáo dục có thể đánh giá liệu một văn bản được viết bởi con người hay trí tuệ nhân tạo (AI).
Trong buổi ra mắt GPTZero, Tian đã trích dẫn một bài xã luận đăng trên tạp chí The New Yorker vào tháng 3/2015 của nhà văn người Mỹ John McPhee - người đã truyền cảm hứng cho Tian về vẻ đẹp của văn xuôi.
"Có khả năng viết, hoặc viết nguyên bản, sẽ vẫn là một kỹ năng quan trọng. Vì vậy, giá trị của các nhà văn sẽ không đổi", Tian nói, đồng thời khẳng định rằng xã hội vẫn sẽ có nhu cầu cố hữu đối với văn xuôi nguyên bản ngay cả khi AI đang trở nên tốt hơn trong việc tạo ra văn bản.
"Có một vẻ đẹp ngầm trong cách hành văn của con người".
Sử dụng công nghệ có trách nhiệm
Ứng dụng GPTZero bị quá tải ngay sau khi ra mắt, khiến máy chủ lưu trữ trực tuyến Streamlit phải can thiệp để hỗ trợ lượng truy cập web lớn hơn.
Dù cho rằng "có quá nhiều sự cường điệu và hào hứng xung quanh ChatGPT", Tian không phản đối việc sử dụng các công cụ này.
GPTZero "không phải là một công cụ để ngăn chặn việc sử dụng những công nghệ này. Nhưng với bất kỳ công nghệ mới nào, chúng ta cần có khả năng áp dụng nó một cách có trách nhiệm và chúng ta cần có các biện pháp bảo vệ", Tian nói. "Đó là động lực chính cho GPTZero."
"Chiếc hộp Pandora" của công nghệ
ChatGPT là "chiếc hộp Pandora" của công nghệ truyền thông xã hội, Tian nhận định, vì nó đi kèm với những ưu và nhược điểm giống như bất kỳ công nghệ mới nào.
"Mặc dù đó là một sự đổi mới tuyệt vời, nhưng cũng có rất nhiều nhược điểm".
Con người có xu hướng viết với nhiều biến thể trong câu: suy nghĩ lan man, câu dài bên cạnh câu ngắn, câu chủ động bên cạnh câu bị động. Trong khi đó, văn bản do AI viết có xu hướng đồng nhất, theo Tian.
Chính vì vậy, GPTZero sử dụng hai biến perplexity (“sự rối rắm”) and burstiness (“sự bùng nổ”) để xác định xem văn bản được viết bởi người máy (bot) hay con người.
Perplexity đo lường độ phức tạp của văn bản. Nếu một văn bản không quen thuộc (gây bối rối) đối với bot, thì nhiều khả năng nó đã được viết bởi con người. Nếu văn bản quen thuộc với bot, thì nhiều khả năng nó được tạo bởi AI.
Sau đó, GPTZero sử dụng các thang điểm để đánh giá mức độ và đưa ra kết luận là bài viết do người hay AI viết.
Bảo Huy