>> "Việt Nam có thể tụt hậu xa hơn nếu không tập trung vào cuộc cách mạng sản xuất mới"
Mở đầu bài phát biểu của mình,ầnĐìnhThiênViệtNamchậmchuyểndịchvềphíakinhtếtrithứcvàcôngnghệket qua cham net giáo sư đã nhận định: “20 năm vừa qua, là những bước dịch chuyển về phía kinh tế tri thức và công nghệ cao của Việt Nam là chậm, và đây là điều phía Việt Nam phải thảo luận. Đảng đã nhận thức ra điều ấy nhưng khi triển khai thực tế câu chuyện không đơn giản”.
Giáo sư cũng cho rằng đây là thời điểm quan trọng, mang tính đánh dấu. Bởi sau 30 năm cải cách, 20 năm đổi mới, Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển hoàn toàn khác. Theo giáo sư, chúng ta đều biết phát minh ra công nghệ là để mang lại lợi ích, tăng năng suất lao động. Và điều phải bàn đến với một nước nghèo như Việt Nam là “chi phí tạo ra thay đổi là bao nhiêu, khi chúng ta còn cách các nước khác quá xa, có những lực cản gì khiến chúng ta không thể làm điều ấy, ví dụ như chi phí tốn kém, hay những nhóm lợi ích kinh tế hay thể chế nào ngăn cản những cuộc chuyển dịch thời đại rất quan trọng này”.