Từ những ngày đầu mới tái lập tỉnh,ôtrườnglớpđượcđầutưđápứngnhucầuhọctậkèo tỷ số tối nay Bình Dương đã xác định: Phát triển giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) là mục tiêu hàng đầu, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đi đôi với thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mục tiêu nâng cao dân trí là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà, đặc biệt là với ngành GD-ĐT.
Trường Mầm non Hưng Hòa (Bến Cát) tổ chức lễ công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2003
Trường lớp được đầu tư mạnh
Nhắc lại sự phát triển của GD-ĐT tỉnh nhà những năm sau tái lập, ông Trần Hiếu, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT nhớ lại, năm 1997 toàn ngành có 2.819 phòng học, trong đó chỉ có 258 phòng học lầu, 2.424 phòng học là nhà cấp 4, còn 84 phòng học tạm và 53 phòng mượn. Ở giai đoạn này, trong điều kiện còn khó khăn chung, trường lớp còn thiếu thốn là điều khó tránh khỏi. Những ai đã từng dạy và học trong giai đoạn còn là tỉnh Sông Bé, mới cảm nhận được những khó khăn của ngành. Ở các huyện vùng sâu, vùng xa, có nơi thầy trò phải học trong phòng học tạm, học ca ba. Xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, tỉnh đã đầu tư mạnh cho sự nghiệp GD-ĐT, ngân sách đầu tư cho giáo dục gia tăng hàng năm, năm 1997 là 56,6 tỷ đồng, năm 2000 là 85,9 tỷ đồng, năm 2003 tăng lên 162,1 tỷ đồng… Còn nhớ, trong chương trình hành động 2001-2005 đã được tỉnh phê duyệt, tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục lên đến 525 tỷ đồng, trong đó nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, thực hiện lầu hóa, xây dựng trường chuẩn quốc gia là 391 tỷ. Chăm lo việc học cho con em nhân dân, tỉnh còn có chương trình riêng, trong đó có kinh phí xóa xã trắng trường mẫu giáo tại các xã mới tách, kinh phí hỗ trợ trường chuẩn quốc gia cho các huyện, trợ cấp có mục tiêu xây dựng nhà công vụ cho giáo viên...
Được quan tâm đầu tư đúng mức, bộ mặt giáo dục tỉnh nhà đã có sự thay đổi rõ nét. Ở khắp các địa phương trong tỉnh, các huyện vùng xa như: Dầu Tiếng, Phú Giáo, vùng Chiến khu Đ của Tân Uyên, những ngôi trường mới, trường lầu mọc lên ngày càng nhiều. Về quy mô, các huyện, thị đều có từ 3 - 5 trường THPT. Đặc biệt, huyện Phú Giáo đã thành lập thêm 2 trường THPT ở địa bàn xa trung tâm là trường THPT Tây Sơn và THPT Nguyễn Huệ.
Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP.TDM) đạt chuẩn quốc gia vào năm 2004
Điểm nhấn của bộ mặt GD-ĐT tỉnh nhà trong giai đoạn sau tách tỉnh là năm học 1996-1997 trường THPT chuyên Hùng Vương đã được thành lập và đi vào hoạt động. Trường được đầu tư xây dựng với 42 phòng học và trang thiết bị khá đồng bộ, gồm phòng lab, vi tính, phòng thí nghiệm - thực hành, sân tập các bộ môn. Quan tâm đầu tư chất lượng mũi nhọn, từ năm học 1996-1997 đến năm 2004, trường có hơn 120 học sinh (HS) đạt giải HS giỏi quốc gia, hơn 600 em đạt giải HS giỏi vòng tỉnh, 70 huy chương qua các kỳ thi Olympic các tỉnh phía Nam, các giải tin học trẻ không chuyên toàn quốc.
Cùng với đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, việc đầu tư trang thiết bị cho các trường cũng gia tăng. Năm 1997 có trị giá là 948 triệu đồng, năm 2002-2003 chỉ tính riêng đầu tư cho thiết bị lớp 1 và lớp 6 hơn 3,5 tỷ đồng.
Chất lượng giáo dục được nâng lên
Từ quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực của toàn ngành, diện mạo GD-ĐT tỉnh nhà ngày càng khởi sắc. Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư, đáp ứng nhu cầu học tập của HS tỉnh nhà, đồng thời chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Ở bậc tiểu học, số trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày ngày càng tăng. Chất lượng giáo dục ở lớp 1, 2 đạt kết quả khả quan, kết quả học tập của HS các lớp 3, 4, 5 ổn định. Chất lượng giáo dục bậc THPT ngày càng được nâng cao, số HS tốt nghiệp THPT tăng hàng năm.
Ngoài quan tâm chất lượng đại trà, ngành GD-DT cũng đầu tư cho chất lượng mũi nhọn. Giai đoạn này, ngành chỉ đạo các đơn vị, trường học tổ chức các phong trào thi HS giỏi các cấp. Hoạt động này được thực hiện đều đặn hàng năm, qua đó giúp ngành phát hiện những tài năng, HS thể hiện được năng khiếu học tập. Từ năm 1997 đến năm 2002, có 144 HS đạt giải HS giỏi quốc gia bậc THPT. Trong kỳ thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc năm 2003, đoàn HS tỉnh nhà vinh dự đạt giải nhất toàn đoàn và giải nhì cá nhân bậc tiểu học, 2 giải ba bậc THCS và THPT.
Từ khi tách tỉnh, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học được tăng cường, các phong trào được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục được chú trọng. Đến năm 2000, 100% trường lớp trên địa bàn tỉnh xây dựng nhà cấp 4 và 45/259 trường được lầu hóa, không còn phòng học tạm thời, tạm mượn và lớp học ca 3.
- Năm 1997, tỉnh được công nhận hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
- Năm 2003, tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục THCS.
- Tháng 12-2004, tỉnh được Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.