Điểm đặc biệt nhất của "Project AirGig" (Dự án AirGig) là sử dụng mạng điện lưới hiện có để "phủ sóng" kết nối không dây. AT&T đã mất hơn 10 năm thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển với 100 sáng chế công nghệ để cho ra AirGig.
So với Google Fiber,ôngnghệInternetsiêutốcquađườngđiệnlướirađờkết quả new zealand AirGig có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Google Fiber cũng cho tốc độ kết nối lên tới 1Gbps nhưng chỉ khả thi ở một số khu vực thành phố giới hạn, trong khi AirGig có khả năng triển khai dàn trải và có tốc độ cao hơn.
Điểm cộng của AirGig là khả năng tương thích với hạ tầng mạng hiện có. Thông qua mạng lưới ăng-ten và thiết bị giá rẻ, AirGig có thể truyền tín hiệu ở bước sóng millimét qua đường lưới điện.
Internet không dây của AirGig sẽ truyền thẳng tới các hộ gia đình mà không cần thêm bất cứ dây dẫn nào. Ngoài việc cung cấp kết nối Wi-Fi siêu tốc cho các hộ dân, AirGig còn là bước khởi đầu cho mạng dữ liệu di động 5G.
Về cơ bản, bất cứ đâu có mạng điện lưới là ở đó có thể cung cấp Wi-Fi siêu tốc của AirGig. Đây là kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm AT&T Labs với mục tiêu cung cấp Internet không dây giá rẻ ở tốc độ gigabit qua đường dây điện.
Công nghệ này dễ triển khai hơn mạng cáp quang, có thể vận hành trên các dải tần không cần cấp phép với khả năng cung cấp kết nối không dây siêu nhanh cho bất cứ hộ gia đình hoặc thiết bị cầm tay nào.
AirGig sử dụng ăng-ten và thiết bị giá rẻ. |
AirGig được xem là công nghệ đột phá có khả năng thay đổi cơ bản cách thức sử dụng Internet trên phạm vi toàn cầu, không chỉ tại các quốc gia phát triển, đang phát triển mà còn hướng tới các nước nghèo, thu nhập thấp.
Việc thử nghiệm ngoài trời sẽ bắt đầu được triển khai vào đầu năm tới. AT&T đang thử nghiệm nhiều cách thức khác nhau trong việc truyền đi tín hiệu radio ở dạng module xung quanh hoặc gần đường dây trung thế.
AirGig không cần kết nối trực tiếp với đường dây diện, trong khi vẫn có thể cung cấp tốc độ kết nối lên tới hàng gigabit cho các vùng đô thị, nông thôn và khu vực xa xôi hẻo lánh.