时间:2025-01-16 04:00:41 来源:网络整理编辑:World Cup
Tin thể thao 24H Thầy Thành ở trường Dục Thanh_lịch bóng đá trực tiếp
Quá trình thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến dạy học tại trường Dục Thanh (Phan Thiết) tuy ngắn ngủi nhưng có một dấu ấn quan trọng. Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh và 100 năm ngày Bác dừng chân dạy học ở Dục Thanh,ầyThànhởtrườngDụlịch bóng đá trực tiếp mới đây, tại TP Phan Thiết, hàng trăm đại biểu là các nhà chuyên môn đã tham gia một cuộc hội thảo quy mô lớn về sự nghiệp của Người trong quãng thời gian dừng chân ở Dục Thanh - Phan Thiết.
Giếng nước trong trường Dục Thanh vốn là kỷ niệm thân quen khi Người dừng chân nơi đây
Thầy Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết khi nào?
Đây là một câu hỏi lớn, nhiều năm qua giới nghiên cứu sử học và các học giả nghiên cứu về sự nghiệp và cuộc đời của Bác vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Cuộc hội thảo vừa qua tại Phan Thiết đã phần nào làm sáng tỏ câu trả lời này.
Trường Dục Thanh được thành lập năm 1907, là một trong ba tổ chức của các sĩ phu yêu nước ở Bình Thuận, nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân mà các cụ Trần Quí Cáp, Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng ở Trung Kỳ vào đầu thế kỷ 20. Những người khai sáng trường Dục Thanh gồm: Nguyễn Quí Anh, Nguyễn Trọng Lội (con trai nhà yêu nước Nguyễn Thông), Ngô Văn Nhượng, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi và Trần Lệ Chất. Hiện nay Dục Thanh là khu di tích lịch sử văn hóa nhằm giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ của cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng.
Trường Dục Thanh được thành lập năm 1907, là một trong ba tổ chức của các sĩ phu yêu nước ở Bình Thuận, nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân mà các cụ Trần Quí Cáp, Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng ở Trung Kỳ vào đầu thế kỷ 20. Những người khai sáng trường Dục Thanh gồm: Nguyễn Quí Anh, Nguyễn Trọng Lội (con trai nhà yêu nước Nguyễn Thông), Ngô Văn Nhượng, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi và Trần Lệ Chất. Hiện nay Dục Thanh là khu di tích lịch sử văn hóa nhằm giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ của cả nước nói chung và Bình Thuận nói riêng.
Theo tài liệu của bà Ngô Thị Mùi, Phó giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Bình Thuận), khoảng tháng 8.1910 sau khi rời Bình Định, vào Phan Rang, Nguyễn Tất Thành vào Duồng (nay là xã Chí Công, H.Tuy Phong, Bình Thuận) và gặp được cụ Trương Gia Mô, một người bạn thân của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Tại Duồng, cụ Mô gửi anh Nguyễn Tất Thành ở chùa Phước An vào ban ngày, ban đêm đưa về nhà mình. Quãng thời gian này, Nguyễn Tất Thành cùng cụ Mô thường bàn bạc nhiều cho lộ trình vào Sài Gòn của mình. Sau đó cụ Mô vào Phan Thiết gặp các nhân sĩ sáng lập Liên Thành (một tổ chức yêu nước ở Phan Thiết, sau này có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp dạy học của Bác ở Dục Thanh) để bàn cách giúp đỡ người con cụ Phó bảng. Đề nghị của cụ Mô đã được ông Nguyễn Quí Anh (con trai cụ Nguyễn Thông) chấp thuận, nên Nguyễn Tất Thành đã được vào dạy học ở Dục Thanh.
Theo lời kể của các cụ Nguyễn Quý Phầu, Nguyễn Đăng Lầu và Từ Trường Phùng, từng là học trò của thầy giáo Nguyễn Tất Thành, thì: Thầy Thành có dự hai cái tết ở Phan Thiết, đó là Tết Trung thu và Tết Nguyên đán, nhưng các cụ lại không nhớ rõ thầy Thành ăn Tết Trung thu trước hay Tết Nguyên đán trước.
Nhưng bà Ngô Thị Mùi, một người nhiều năm nghiên cứu quá trình Bác dạy học ở Dục Thanh, xác định: “Tết Trung thu năm Canh Tuất là ngày 18.9.1910 và Tết Nguyên đán năm Tân Hợi là ngày 30.1.1911”. Và kết luận: “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành có mặt ở Dục Thanh vào khoảng thời gian từ tháng 9.1910 đến tháng 2.1911”. Tháng 2.1911, cụ Trương Gia Mô đưa Nguyễn Tất Thành lên xe lửa vào Sài Gòn và gửi nghỉ tạm tại nhà ông Lê Văn Đạt (là anh em bạn dì với cụ) ở xóm Cầu Rạch Bần, nay là đường Cô Bắc, TP.HCM...
Vẫn còn có những ý kiến khác, song nhiều tham luận của các nhà chuyên môn trong hội thảo đã nghiêng về quãng thời gian Bác đến Phan Thiết từ cuối tháng 8, đầu tháng 9.1910.
Thầy Thành dạy môn gì ở Dục Thanh?
Theo TS Trần Viết Lưu (Ban Tuyên giáo T.Ư), thầy Thành dạy học ở Phan Thiết, nhưng không coi đó là kế mưu sinh, cũng không coi là sự nghiệp. Có lẽ vì thế mà việc dạy học của Người ở Dục Thanh không phải mục tiêu dạy chữ đơn thuần. Người đã lồng vào việc dạy học tinh thần yêu nước để truyền cho các học trò nhỏ của mình.
Tại hội thảo này, các tác giả còn đưa ra nhiều câu hỏi, như: Nguyễn Tất Thành rời Bình Định vào Phan Rang thời gian nào? Đến Phan Rang bằng đường biển hay đường bộ? Thẻ căn cước với tên Văn Ba (khi lên tàu sang Pháp) có phải được làm từ Phan Thiết hay không?
Theo bà Ngô Thị Mùi, sắp tới đây kết luận của hội thảo sẽ gút lại được một số ý kiến đã thống nhất về thời gian Bác Hồ đến dạy học tại Phan Thiết để làm cơ sở tiếp cho việc nghiên cứu quãng thời gian Bác dừng chân tại Phan Thiết.
Và theo tài liệu của bà Ngô Thị Mùi, các cụ từng là học trò cũ của thầy Nguyễn Tất Thành kể lại rằng, thầy Thành dạy chữ Quốc ngữ, Hán văn và môn Thể dục. Cụ Nguyễn Quí Phầu và Nguyễn Đăng Lầu kể lại rằng: Thầy Thành giảng bài rất nhiệt tình, dễ hiểu. Những bài khó thầy giảng chậm và kỹ. Khi giảng xong, thầy hay hỏi trò có hiểu không, chừng nào học trò nói hiểu rồi, thầy mới nghỉ. Tất cả các bài giảng mà các học trò cũ trường Dục Thanh còn nhớ và kể lại đều nhằm vào giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước.
Theo tài liệu của PGS-TS Trần Thị Thu Hương (Viện Lịch sử Đảng) thì: “Sáng nào thầy Thành cũng dậy sớm và gọi mọi người ra sân tập thể dục”. Thầy Thành đã đem những bài ca của phong trào Duy Tân phổ biến cho thầy và trò của trường Dục Thanh. Dẫn chứng bởi nhiều tài liệu, bà Hương nghiêng nhiều về khả năng thầy Thành dạy Quốc ngữ và Hán văn. Bởi lẽ, từ nhỏ thầy Thành đã được sống trong một gia đình khoa bảng và Nho học.
Theo tài liệu của TS Trần Thị Mạo (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM): Bác sĩ Trần Cữu Kiến, một cán bộ hoạt động bí mật ở Sài Gòn, từng làm thư ký ngoại văn cho Công ty Liên Thành, năm 1956, khi ra Hà Nội được gặp Bác, bác sĩ Kiến có báo cáo lại với Bác là ở Liên Thành Sài Gòn có một cụ cao to, mặt chữ điền, dặn bác sĩ rằng nếu ra Hà Nội gặp được Cụ Hồ thì nhớ báo cáo rằng Công ty Liên Thành mua nhiều công trái kháng chiến và phiếu đảm phụ quốc phòng, lấy tên người mua là Dục Thanh. Nghe xong, Bác Hồ nói ngay: Có phải cụ ấy là Trần Lệ Chất không?”. Cụ Chất chính là một trong số những người có uy tín ở Liên Thành lúc đó. Điều đó cho thấy Bác Hồ nhớ rất rõ các thành viên của Liên Thành cũng như tổ chức này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình Bác sống và dạy học ở Phan Thiết.
THEO THANH NIÊN
Link xem trực tiếp U22 Myanmar vs U22 Philippines, 15h ngày 272025-01-16 04:33
Sao Việt ngày 9/10: Con gái Thủy Tiên đòi xuống xe giữa đường vì lý do không ngờ2025-01-16 03:54
Ảnh 'chế' thi tốt nghiệp ngộ nghĩnh2025-01-16 03:49
Nữ bảo mẫu sẵn sàng công khai video quan hệ tập thể với vợ chồng Mel B2025-01-16 03:42
Bảo vệ bệnh viện tàng trữ súng đạn, cả loạt hung khí nguy hiểm2025-01-16 03:19
Lindsay Lohan bị đấm vào mặt ngay trên phố2025-01-16 03:06
Loạt bê bối của Á hậu Thư Dung trước khi bị tước danh hiệu2025-01-16 03:05
Vân Sơn: Danh hài Vân Sơn phản pháo, tố ngược Khánh Loan2025-01-16 02:55
Lộ bằng chứng cho thấy Apple sẽ ra mắt 3 máy Mac mới vào tháng 3?2025-01-16 02:32
Trường có hình ảnh tiêu cực tốt nghiệp trên 99%2025-01-16 02:06
Triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh hơn 200 tỷ đồng2025-01-16 04:30
Diễn viên Bình An nói về tin đồn yêu Á hậu 1 Bùi Phương Nga2025-01-16 03:44
Tài trợ 500.000 USD cho GS Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn2025-01-16 03:38
Diệu Thúy kết hôn với chồng Tây sau 4 năm rời xa showbiz làm phi công2025-01-16 02:48
Giải mật bộ sưu tập các vụ thử hạt nhân của Mỹ2025-01-16 02:43
Hoa hậu Hoàn vũ 2017 hẹn hò cầu thủ bóng chày nổi tiếng2025-01-16 02:42
Hồ Đức Việt học giỏi, đa tài trong mắt thầy cũ2025-01-16 02:27
Cát Phượng thông báo tin vui về Mai Phương2025-01-16 02:11
Hai hãng Trung Quốc chiếm 90% thị trường camera Việt Nam2025-01-16 02:07
Tâm thư lo lắng của phụ huynh gửi thầy cô2025-01-16 02:04