Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám phát biểu ý kiến. Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách sáng 27-10,ĐạibiểuQHCầnquantâmđúngmứcđếnthunhậpcủacánbộcôngchứđội hình câu lạc bộ bóng đá thành phố st. louis gặp inter miami đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị cần quan tâm đúng mức đến thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bằng một cơ chế lương thích hợp và linh hoạt. Mức thu nhập này trên cơ sở giá trị lao động, giá trị tri thức, trách nhiệm và hiệu quả công việc. Cho rằng báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 “đầy đủ, dày dặn, thẳng thắn và không né tránh," đại biểu Tô Văn Tám chỉ rõ báo cáo đã thể hiện 12 thành quả nổi bật, chỉ ra 10 hạn chế, khó khăn, 6 bài học kinh nghiệm, 11 nhiệm vụ, giải pháp cho những tháng cuối năm 2022 và 12 giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023. Điểm sáng đáng lưu ý là tăng trưởng kinh tế đạt 8%, vượt mục tiêu đề ra là 6-6,5%, có 14 trong số 15 chỉ tiêu đạt và vượt, kiểm soát được lạm phát, thành quả giảm nghèo được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, chính trị-xã hội ổn định, công tác hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính vẫn được coi là một đột phá chiến lược quan trọng. Công tác này luôn được Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ trên tinh thần từ sớm, từ xa. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa tiền tệ, hỗ trợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội và các Nghị quyết khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chính phủ đã ban hành các nghị quyết và văn bản quy phạm pháp luật khác, tạo khung pháp lý tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đường lối đối ngoại rộng mở, mềm dẻo, linh hoạt đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng… Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, đại biểu Tô Văn Tám cũng chỉ ra từ năm 2020 đến tháng 6/2022 đã có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục. “Thực tế cho thấy tiền lương và thu nhập trong môi trường công thường thấp hơn nhiều so với khu vực ngoài và thường phản ứng chậm trước với những yêu cầu tăng thu nhập bởi ràng buộc của những quy định pháp lý mà các quy định này thường có độ trễ so với yêu cầu của thực tiễn và khả năng cân đối ngân sách của chính phủ," đại biểu Tô Văn Tám nêu rõ. Tuy nhiên, đại biểu cũng nhấn mạnh tiền lương và thu nhập thấp chưa hẳn là căn nguyên duy nhất của vấn đề. Có nhiều công chức, viên chức xin nghỉ việc vì áp lực công việc quá lớn hoặc do những nguyên nhân khác như muốn ưu tiên phát triển bản thân thay vì công việc ổn định trong khu vực công. Khu vực công cũng như khu vực tư đều có yêu cầu về tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo, hiệu quả, tuy nhiên, khu vực công không chỉ đòi hỏi cán bộ, công chức trách nhiệm trong công việc mà còn là trách nhiệm trước nhân dân. “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói cán bộ, công chức là công bộc của dân. Với yêu cầu này thì việc hài hòa về thu nhập và việc thực hiện vai trò công bộc của dân là rất cần thiết," đại biểu Tô Văn Tám thảo luận. Đại biểu đông thời tán thành các giải pháp xử lý tình trạng này của Chính phủ và đề nghị thực hiện mạnh mẽ cải cách lề lối làm việc theo hướng phân cấp mạch lạc cho các cấp trong thứ bậc hành chính, đồng thời xử lý hợp lý các vấn đề về tổ chức bộ máy và biên chế để khắc phục được công việc. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế giải quyết cái việc, cơ chế, chính sách trong môi trường cống hiến, cơ hội thăng tiến công bằng và minh bạch. Bên cạnh việc đề nghị hoàn thiện hệ thống thi tuyển công chức, viên chức và cơ chế tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo quản lý, đại biểu Tô Văn Tám cũng nhấn mạnh cần quan tâm đúng mức đến thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bằng một cơ chế lương thích hợp và linh hoạt trên cơ sở giá trị lao động, giá trị tri thức, trách nhiệm và hiệu quả công việc. Thảo luận ở hội trường, đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) cũng đề nghị nâng lương cơ sở cho đội ngũ cán bộ, công chức và cần xem xét, cân đối để sớm thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW 2018 của Trung ương để góp phần giúp bộ máy Nhà nước có động lực hoạt động và giảm bớt các hệ lụy rời bỏ khu vực công vì lý do tiền lương… Đối với kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, đại biểu Phạm Hùng Thắng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành chủ động các kịch bản ứng phó với lạm phát đang gia tăng trên toàn cầu và đã trực tiếp tác động đến nền kinh tế, đời sống của nước ta, báo cáo Quốc hội để chủ động trong ứng phó chính sách phù hợp. Đại biểu đề nghị linh hoạt hơn và công khai kịp thời thông tin về các kịch bản điều hành lãi suất, tỷ giá để cộng đồng doanh nghiệp không bị động trong chuẩn bị các phương án sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn, nhất là ưu đãi, vốn ưu đãi tín dụng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội. Việc sửa đổi các Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Giá và một số luật khác nhằm hướng tới tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhưng cần phải gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách bộ máy và nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong các cơ quan Nhà nước, đại biểu Phạm Hùng Thắng thảo luận./. TheoTTXVN