Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân_soi kèo aston
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân các năm 2021 và triển khai kế hoạch công tác năm 2022 khu vực phía Bắc. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Sau một buổi sáng làm việc khẩn trương,ếptụcđổimớinângcaohiệuquảhoạtđộngcủaHộiđồngNhândâsoi kèo aston nghiêm túc, trưa 21/2, Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân các năm 2021 và triển khai kế hoạch công tác năm 2022 khu vực phía Bắc do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết hội nghị đã nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022; ý kiến phát biểu của 8 địa phương đã làm rõ thêm nhiều kết quả nổi bật, những kinh nghiệm hay, bài học quý cũng như những tồn tại, hạn chế và đề xuất kiến nghị nhiều nội dung nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân trong năm 2022 và nhiệm kỳ 2021-2026. Chất lượng các báo cáo tham luận rất tốt, đề ra kiến nghị thiết thực, cụ thể.
Cơ bản đồng tình, thống nhất với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp công tác năm 2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố và ý kiến tham luận của các địa phương, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh thêm một số nội dung.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ cần tiếp tục quán triệt, thấm nhuần chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân, các Ban Hội đồng Nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng Nhân dân và đại biểu Hội đồng Nhân dân được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, được sửa đổi, bổ sung theo luật số 47/2019/QH14 “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương,” nhất là đối với các đại biểu mới tham gia lần đầu là đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Cùng với đó là tiếp tục rà soát, xây dựng hoặc hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Nhân dân, bao gồm chất lượng kỳ họp Hội đồng Nhân dân, hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân dân, các Ban Hội đồng Nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng Nhân dân và đại biểu Hội đồng Nhân dân, công tác tiếp tục cử tri, hoạt động giám sát, chất vấn, trả lời chất vấn... để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố cả về tổ chức và đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật; xây dựng chính quyền (công tác nhân sự, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm). Đồng thời, trong việc quyết định các vấn đề quan trọng trong các lĩnh vực và giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân cùng cấp, các Ban của Hội đồng Nhân dân, giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng Nhân dân cấp huyện; tổ chức giám sát theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các hoạt động giám sát 4 chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2022 để có kết quả cao nhất.
Việc đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân phải bám sát chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố; phải làm và coi đại biểu Hội đồng Nhân dân là trung tâm, chất lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng Nhân dân quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân nói chung và mọi quyết sách liên quan đến chính quyền địa phương theo thẩm quyền phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và trước hết.
Từ kinh nghiệm của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân một số tỉnh, thành phố, Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố tiến hành rà soát, xây dựng, trình cấp ủy cùng cấp thông qua chủ trương hoặc Hội đồng Nhân dân ban hành Nghị quyết về chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cho cả nhiệm kỳ để chủ động từ sớm, từ xa trong xây dựng, hoàn thiện khung khổ, thể chế kiến tạo phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; chú trọng việc thể chế hóa, cụ thể hóa các Nghị quyết đặc thù của Quốc hội đối với mô hình tổ chức chính quyền và cơ chế chính sách đặc thù cho một số tỉnh, thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Cần Thơ).
Trong năm 2022 kịp thời ban hành các Nghị quyết để tổ chức thực hiện và giám sát việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, tài chính-ngân sách, đầu tư công năm 2022, các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2023 theo phương châm thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, các giải pháp tài chính-tiền tệ trong hai năm 2022-2023, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2022, đây là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đến việc tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Hội đồng Nhân dân như là các kỳ họp không giấy tờ, biểu quyết điện tử từ xa, chuyển đổi số, giám sát bằng hình ảnh...
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với Hội đồng Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân, các Ban của Hội đồng Nhân dân, với Ủy ban Nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố để phát huy hiệu quả từng cơ quan, tổ chức.
Chủ tịch Quốc hội nêu bật tầm quan trọng của tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, thường trực cấp ủy đối với tổ chức hoạt động của Hội đồng Nhân dân; chủ động tham mưu với cấp ủy trong việc kiện toàn các chức danh còn thiếu so với quy định và công tác quy hoạch đại biểu Hội đồng Nhân dân hoạt động chuyên trách nhiệm kỳ 2026-2031; phối hợp với Ban Công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp và công chức, viên chức Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục làm rõ nội hàm, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và giám sát hoạt động của Hội đồng Nhân dân; nghiên cứu đổi mới việc tổ chức hội nghị Hội đồng Nhân dân theo khối tỉnh, thành phố; tăng cường tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố theo các chuyên đề...
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Trong năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ban Công tác đại biểu chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan và Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng Đề án: “Tăng cường sự chỉ đạo và trách nhiệm giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp, tăng cường sự gắn kết của các cơ quan của Quốc hội với Hội đồng Nhân dân các cấp” và dự thảo “Nghị quyết về hướng dẫn một số hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân” trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố dự Hội nghị tích cực đóng góp cụ thể vào dự thảo Đề án và dự thảo Nghị quyết để khi ban hành đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và giải quyết được những vướng mắc đã được nêu trong các tham luận tại hội nghị; nghiên cứu, xem xét ban hành quy chế khung cho Hội đồng Nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc tăng cường công tác giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố với nhau với Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội; tăng cường sử dụng chuyên gia, cộng tác viên trong tổ chức hoạt động của Hội đồng Nhân dân; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối với hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp.
Căn cứ kết quả của hội nghị này và 2 hội nghị khu vực sẽ được tổ chức trong thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ban Công tác đại biểu tiếp thu, hoàn thiện báo cáo chính thức; đồng thời, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị, đề xuất của Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, giải quyết hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục đổi mới về phương thức, cách thức tổ chức hoạt động
Ngay sau khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thành công tốt đẹp, mặc dù tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố đã tổ chức thành công kỳ họp thứ nhất.
Ngoài việc tổ chức 2 kỳ họp thường lệ, nhiều tỉnh, thành phố tổ chức nhiều kỳ họp bất thường để quyết định nhiều nội dung quan trọng về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần Nghị quyết 30 của Quốc hội khóa XV và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, không kể các Nghị quyết về công tác nhân sự, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh đã ban hành Nghị quyết với số lượng lớn, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, phòng chống dịch COVID-19 và các nhiệm vụ cụ thể thuộc chức năng, thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân theo quy định của pháp luật, kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội cũng như các mặt công tác khác.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng điều đó cho thấy tính sẵn sàng và tinh thần trách nhiệm của cơ quan dân cử ở địa phương trước những yêu cầu rất cấp bách của thực tiễn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận Hội nghị. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Cùng với đó là việc thực hiện tốt hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân, Thường trực Hội đồng Nhân dân, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng Nhân dân; đã có những đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn, tổ chức nhiều hoạt động giám sát chuyên đề; triển khai phối hợp công tác giám sát tối cao của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá nhiều báo cáo của Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành có chất lượng tốt; tạo ra hệ thống dữ liệu sát thực tiễn của địa phương. Từ đó góp phần hỗ trợ công tác giám sát trực tiếp của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành chú trọng nâng cao chất lượng, linh hoạt hình thức tiếp xúc cử tri và tổ chức các kỳ họp của Hội đồng Nhân dân, của Thường trực Hội đồng Nhân dân (trực tuyến, trực tiếp; kết hợp trực tuyến, trực tiếp) từng thời kỳ; tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết các kiến nghị của nhân dân và cử tri, tỷ lệ giải quyết các kiến nghị của cử tri đạt cao (trên 85%)...
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích, kết quả đạt được, chất lượng kỳ họp của Hội đồng Nhân dân, hoạt động của Thường trực Hội đồng Nhân dân, các Ban của Hội đồng Nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng Nhân dân và đại biểu Hội đồng Nhân dân có lúc, có nơi còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của nhân dân, cử tri.
Hiệu quả của công tác giám sát nhìn chung còn hạn chế; hoạt động giám sát chuyên đề, tái giám sát còn ít. Hoạt động giải trình tại phiên họp của Thường trực Hội đồng Nhân dân có nơi, có lúc còn hình thức, chất lượng còn thấp. Còn để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công, đầu tư công, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý tài nguyên, môi trường; trong việc huy động, quản lý và phân bổ các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong việc mua sắm, đấu thầu thuốc, thiết bị, vật tư y tế; việc phối hợp và triển khai thực hiện các cuộc giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại một số tỉnh, thành còn thiếu tích cực, lập và gửi báo cáo giám sát còn chậm, chất lượng báo cáo còn hạn chế.
Việc đôn đốc, theo dõi kết quả giải quyết, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân và cử tri còn bất cập, chậm, hiệu quả chưa cao, chủ yếu là chuyển đơn; công tác tiếp công dân, đôn đốc, giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn chủ yếu do đại biểu chuyên trách thực hiện. Quan hệ phối hợp giữa Thường trực Hội đồng Nhân dân-Đoàn đại biểu Quốc hội-Ủy ban Nhân dân-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố còn chưa hiệu quả, chưa đồng đều...
Từ những phân tích, đánh giá, nhìn nhận những kết quả đạt được và những mặt công tác cần tiếp tục đẩy mạnh, khắc phục, Hội đồng Nhân dân các cấp trong năm 2022 sẽ tiếp tục đổi mới về phương thức, cách thức tổ chức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố và pháp luật của Nhà nước; triển khai có hiệu quả việc “nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026,” để Hội đồng Nhân dân thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân./.
TheoTTXVN
相关文章
Phát ngôn kiểu Duy Mạnh thể hiện một tâm hồn rỗng!
Nhân sự việc ồn ào của ca sĩ Duy Mạnh, VietNamNet đã có trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Viện trưở2025-01-26Cách mạng công nghiệp 4.0: Việt Nam cần chính sách đột biến
“Thay máu” mọi ngõ ngách đời sống kinh tế, xã hộiTrao đổi tại diễn đàn CEO “Cuộc Cách mạng Công nghi2025-01-26- Sản phẩm game mobile thuần Việt đề tài võ lâm kiếm hiệpThông tin cần nhắc tới đầu tiên đó là Giang H2025-01-26
“Chúng tôi muốn “chơi cuộc chơi lớn” về Data Center”
Ông Nguyễn Hiền Khanh, Giám đốc trung tâm dữ liệu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)2025-01-26Hôn nhân 19 năm hạnh phúc của 'ngôi sao cải lương' Ngọc Huyền
Ngọc Huyền sinh năm 1970, là ngôi sao cải lương được nhiều khán giả yêu mến. Chị đã đi hát cải lương2025-01-26Ngành điện thúc đẩy khách hàng thanh toán tiền điện online
Theo Cổng thông tin Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC), hiện nay đơn vị này đã triển khai 6 loạ2025-01-26
最新评论