发布时间:2025-01-21 14:07:40 来源:Betway 作者:Thể thao
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 33,ỦybanThườngvụQuốchộichoýkiếnvềhaidựánLuậtỷ le cá cược chiều 22-12, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật ban hành văn bản pháp luật và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).
Thảo luận về dự án Luật ban hành văn bản pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành phần nhiều thời gian cho ý kiến về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự án Luật.
Vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng phạm vi điều chỉnh và tên gọi của dự án Luật phải có sự thống nhất, đồng bộ; phạm vi nào thì tên gọi đó.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích nếu tên gọi là Luật ban hành văn bản pháp luật thì cần phải mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật là quyết định hành chính.
Bản chất của 2 loại văn bản này đều là văn bản pháp luật, nguyên tắc, quy trình ban hành của 2 loại văn bản này có nhiều điểm giống nhau.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nêu rõ nếu mở rộng phạm vi điều chỉnh cần có thời gian để nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện dự án Luật.
Một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật là cơ quan thẩm tra dự án Luật có quan điểm giữ tên gọi là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật vì tên gọi này phù hợp nội dung trong dự thảo Luật do Chính phủ trình Quốc hội và cho rằng, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả việc ban hành các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật là quyết định hành chính trong một đạo luật là rất khó khả thi. Hơn nữa, việc ban hành các văn bản pháp luật là quyết định hành chính sẽ được điều chỉnh cụ thể trong Luật ban hành quyết định hành chính đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, việc phân định định nghĩa và khái niệm trong dự án luật là yếu tố quyết định phạm vi điều chỉnh của dự án luật. Nếu dự án Luật lấy tên gọi là Luật ban hành văn bản pháp luật, nội hàm, phạm vi của luật không thể như nội dung dự án luật mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đang cho ý kiến.
Giả sử tên gọi dự án Luật là Luật Ban hành văn bản pháp luật, phạm vi điều chỉnh phải bao gồm văn bản quy phạm phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản áp dụng của các cơ quan, tổ chức, kết luận điều tra, quyết định khởi tố, truy tố đều là văn bản pháp luật.
Tương tự, nếu lấy tên gọi là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì có thể tán thành quan điểm cấp huyện, cấp xã không ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng nếu tên gọi, phạm vi là Luật ban hành văn bản pháp luật thì phải quy định cấp huyện, cấp xã phải được ban hành văn bản pháp luật; cấp huyện, cấp xã ban hành Nghị quyết điều chỉnh hoạt động tại địa bàn huyện, xã mà không ban hành văn bản pháp luật là vô lý.
Một số ý kiến đề nghị, rà soát lại toàn bộ nội dung của dự án Luật, xác định thẩm quyền ban hành pháp luật từ đó xác định rõ phạm vi của dự án Luật trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sau.
Cho ý kiến về dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với Báo cáo xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày.
Về Tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 6), đa số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị chọn phương án 2: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức thành hệ thống theo các cấp hành chính. Ở mỗi cấp có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tuy nhiên, nên cân nhắc việc tổ chức Mặt trận Tổ quốc theo các cấp hành chính, bởi lẽ, Mặt trận Tổ quốc là tổ chức đại diện cho dân, việc tổ chức Mặt trận Tổ quốc phải gần dân, mềm dẻo, linh hoạt.
Liên quan đến quy định tham gia xây dựng pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Khoản 2, Điều 22, dự thảo Luật quy định trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý kiến; tiếp thu và phản hồi về kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai lưu ý, quy định này có nghĩa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ tham gia trong quá trình xây dựng luật, còn trong quá trình thẩm tra, xem xét dự án luật không có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đề nghị cần quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xuyên suốt quá trình xây dựng, thẩm tra, xem xét dự án luật cho đến khi Quốc hội thông qua dự án luật./.
Theo Vietnam+
相关文章
随便看看