Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử được Chính phủ ban hành ngày 14/10/2015 nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử,địaphươngđãcôngkhaitiếnđộxửlýhồsơtrênCổngTTĐTChínhphủlịch thi đấu cúp c2 châu á nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Theo báo cáo mới nhất về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a, Văn phòng Chính phủ nhận định, việc ban hành Nghị quyết 36a đã có tác động tích cực về mặt nhận thức để các bộ, ngành, địa phương quan tâm, tăng cường chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT.
Sau gần 1 năm thực hiện, các nhiệm vụ chung của Nghị quyết 36a đã được các bộ, ngành, địa phương cơ bản hoàn thành. Cụ thể, có 29/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã lập kế hoạch hành động xây dựng Chính quyền điện tử. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và 4 tỉnh gồm Hòa Bình, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Phú Yên là các đơn vị chưa báo cáo rõ việc ban hành kế hoạch hành động xây dựng Chính phủ điện tử.
Đồng thời, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 19/30 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ tại địa chỉ: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/congkhaitiendogiaiquyethoso.
Theo Văn phòng Chính phủ, ngoại trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là 3 cơ quan đặc thù, hiện còn 8 cơ quan chưa công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ là: Thanh tra Chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
(责任编辑:Cúp C1)