Sinh năm 1989,ếnsĩViệtphátminhraphươngphápmớiđiềutrịkèo 0.75 là gì TS Trương Thanh Tùng hiện có 40 công bố quốc tế, trong đó có nghiên cứu phát minh thuốc điều trị HIV mới; thuốc điều trị ung thư trúng đích; các công trình phát triển các chất thay thế kháng sinh mới và hứa hẹn sẽ cho ra đời các sản phẩm thuốc “Make in Vietnam”.
Với đề tài “Thuốc tiêu diệt virus HIV thông qua việc thức tỉnh virus ở thể ngủ nhằm thúc đẩy việc loại bỏ ưu tiên các tế bào bị nhiễm HIV”, hướng nghiên cứu của TS Tùng, là tìm cách loại bỏ toàn bộ tế bào nhiễm HIV và virus ra khỏi cơ thể.
“Có thể nói, các loại thuốc hiện có trên thị trường chỉ kiểm soát, loại bỏ bớt nồng độ virus trong máu, chưa thể loại bỏ hoàn toàn HIV khỏi cơ thể. Tức các bệnh nhân HIV hiện nay khi sử dụng thuốc đều đặn cũng mới chỉ đạt được ngưỡng 'sống, tránh lây nhiễm và cầm cự cùng HIV'. Nghiên cứu của tôi hướng tới mục đích điều trị hoàn toàn bệnh HIV trong tương lai. Nổi bật nhất trong kết quả nghiên cứu là các dược chất có thể thức tỉnh virus HIV ở trạng thái 'ngủ' trong tế bào, đánh dấu rồi tiêu diệt chúng”, TS Tùng nói.
Theo TS Tùng, khó nhất đối với việc điều trị HIV hiện nay là loại bỏ hoàn toàn virus ở thể “ngủ” ra khỏi cơ thể - việc mà theo anh, nghiên cứu của mình có thể giải quyết được.
Hiện nay, phương pháp điều trị theo hướng nghiên cứu này đang được thử nghiệm lâm sàng tại Đức và cho kết quả bước đầu khả quan.
Nghiên cứu này đã được anh cùng các đồng nghiệp tại Đức và Đan Mạch nộp đơn xin bảo hộ phát minh sáng chế tại Mỹ và châu Âu.
TS Tùng cho hay, anh bén duyên với con đường nghiên cứu khoa học từ rất sớm. Mê 2 môn học Hóa và Sinh, tốt nghiệp THPT, anh đứng trước 2 lựa chọn, theo học ngành y hoặc dược. Nhưng với suy nghĩ đơn giản, học y có thể cứu được một vài người theo từng ca bệnh, còn học dược nếu thành công, có thể cứu được nhiều, thậm chí rất nhiều người cùng lúc, anh chọn theo học ngành Dược học của Trường ĐH Dược Hà Nội. Con đường nghiên cứu của anh cũng bắt đầu từ đây.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất với TS Tùng là khi bài báo đầu tiên mà anh là tác giả chính (khi còn là sinh viên đại học năm thứ tư) được công bố trên tạp chí ISI, về các chất mới có tiềm năng điều trị ung thư.
“Với tôi, việc một sinh viên có bài báo khoa học trên tạp chí ISI chính là niềm hạnh phúc lớn, là động lực để tôi quyết định theo đuổi nghiên cứu khoa học sau khi tốt nghiệp. Bởi thời điểm đó, thường các bạn đồng lứa sau khi ra trường sẽ lựa chọn kinh doanh dược - một công việc có thu nhập cao hơn rất nhiều so với theo đuổi nghiên cứu khoa học”.
Giai đoạn sinh viên, đã không ít lần anh mải mê nghiên cứu xuyên trưa tại trường, quên ăn để giải quyết những công đoạn khó. “Có hôm, đến hơn 1h chiều, tôi thấy thầy Nguyễn Hải Nam (hiện là Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, khi đó là Trưởng bộ môn Hóa dược) gõ cửa mang theo mỳ tôm và mời tôi cùng ăn. Có thể lúc đó thầy biết tôi vì say việc mà quên ăn. Việc làm nhỏ nhưng khiến tôi ấm lòng và mãi trân quý thầy và coi đó là động lực để không chùn bước”, TS Tùng kể về người ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của mình.
Song, quãng thời gian khó khăn nhất mà anh trải qua là giai đoạn 4 tháng đầu học thạc sĩ Hóa dược tại ĐH Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Lúc đó khoảng năm 2012, anh mới 23 tuổi.
“Môi trường nghiên cứu khoa học tại Hàn Quốc khá khắc nghiệt. Thuở đó, có những hôm, tôi phải làm việc tại phòng thí nghiệm từ sáng sớm đến 1-2 sáng ngày hôm sau. Làm việc vào ngày nghỉ cuối tuần là hoàn toàn bình thường. Có thể do lúc đó tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên việc bắt kịp nhịp độ tại môi trường mới thực sự là một thử thách lớn. Do chưa quen với nhịp độ công việc, không ít lần tôi đã muốn bỏ cuộc”.
Thế nhưng, niềm đam mê nghiên cứu khoa học cũng khiến anh vượt qua tất cả.
“Tuy nhiên, sau này nghĩ lại, đó lại chính là những nền tảng giúp tôi thêm bản lĩnh, rắn rỏi để thích nghi với các môi trường thậm chí khắc nghiệt hơn ở những quốc gia khác sau này”.
Chia sẻ về công việc hiện tại, TS Tùng cho hay, khó khăn nhất trong quá trình phát triển sâu hơn thuốc điều trị HIV mới là việc thử nghiệm phải phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị của nước ngoài.
“Những phát minh, sáng kiến của tôi về các chất hóa dược vẫn có thể được tiến hành tại Việt Nam, song công việc thử nghiệm sinh học thì chưa thể và hiện vẫn phải thực hiện ở châu Âu”.
Về các sản phẩm thuốc “Make in VietNam”, hiện nay, nhóm nghiên cứu của TS Tùng đang phát triển tổng hợp các peptit kháng khuẩn tự nhiên dùng ngoài da để điều trị nhiễm khuẩn, làm liền sẹo. Đây là nhóm sản phẩm về dược mỹ phẩm. Sản phẩm này đang trong quá trình thử nghiệm để trở thành sản phẩm thuốc dùng ngoài da thay thế kháng sinh.
“Trong tương lai gần, tôi mong muốn mở rộng nhóm nghiên cứu để trở thành một nhóm nghiên cứu mạnh, tiên phong trong lĩnh vực tổng hợp thuốc tại Việt Nam”, TS Tùng tâm sự.
Với những kết quả vượt trội và những đóng góp về khoa học, hiện nay, TS Trương Thanh Tùng là thành viên Ban biên tập của 6 tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI, như Bioorganic & Medicinal Chemistry,...
Mới đây, TS Tùng vinh dự được nhận giải thưởng Nhà giáo trẻ tiêu biểu thủ đô Hà Nội năm 2022. Anh cũng từng đạt giải thưởng Quả cầu vàng 2021.
Hiện, TS Trương Thanh Tùng cũng lọt vào danh sách 20 đề cử cho Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
Sẽ có netbook Acer chạy trên XP và Android?
Ông Putin tố tên lửa Mỹ triển khai ở châu Âu đe dọa Nga
DoCoMo dừng bán BlackBerry Bold vì quá nóng
Kingsoft gây shock cho làng game Trung Quốc
Hãng ô tô Spyker sản xuất di động
Đóng thuế khi tặng cho cổ phần công ty
21 chiếc USB xa xỉ nhất mọi thời đại
MC 'Vui cùng Hugo' sau 16 năm: Kẻ gây xôn xao về giới tính, người tái hôn hạnh phúc
TV LCD mỏng 9,9 mm giá trên trăm triệu đồng