Cuốn 'Kinh Thánh' cho CĐV Man United được tạo ra như nào?_lịch thi đấu đá bóng hôm nay
作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-21 08:30:10 评论数:
Cuốn sách 1999. Ảnh: BTC. |
Trong hơn 20 năm theo dõi các hoạt động của đội bóng Man United, nhà báo Matt Dickinson đã tập hợp những quan sát thú vị và viết nên cuốn sách 1999. Qua tác phẩm, độc giả có thể thấy được những lát cắt khác về đội bóng "Quỷ đỏ" trong mùa giải đỉnh cao 1998-1999.
Khi ấn bản này được chuyển ngữ sang tiếng Việt, họa sĩ Duy Đào - người từng nhận đề cử Grammy cho thiết kế album Gieo- đã đảm nhiệm vị trí Giám đốc sáng tạo. Đối với anh, quá trình tạo nên cuốn sách cũng đầy thăng trầm, mượn cách gọi của nhà báo Matt Dickinson trong cuốn sách, đó là những khoảnh khắc “không sáng sủa gì lắm”.
Cuốn "Kinh thánh" của CĐV MU được tạo ra như thế nào?
- Vì sao Duy chọn tham gia dự án "1999 - Manchester United: Cú ăn ba và tất cả"?
- Tôi đã luôn là người thích các câu chuyện về chiến thắng trong thể thao, không chỉ bóng đá, mà còn cả bóng rổ, bóng chày và nhiều môn thể thao khác. Trong lời đề tựa của cuốn 1999, tôi cũng có nói tới điều này. Những bài học cụ thể về câu chuyện chiến thắng trong thể thao dễ áp dụng vào cuộc sống hơn. Có nhiều mùa giải đáng nhớ trong lịch sử bóng đá Anh cũng như trên toàn thế giới, nhưng tôi tin không mùa nào vượt qua được 1998/99 về độ kịch tính.
Đứng trên góc nhìn của người làm sáng tạo, mùa giải 1998/99 có quá nhiều chất liệu tốt để tận dụng và thực hiện. Tôi thì luôn thích bản thân kể về những câu chuyện chiến thắng, nên đã chọn tham gia dự án này.
- Là CĐV của Arsenal, đội bóng kình địch với MU, có khó không khi sáng tạo về "Quỷ đỏ"?
- Arsenal và MU có thể khác nhau về lịch sử, về phong cách, bản sắc, nhưng cùng hướng tới một mục đích: chiến thắng. Ngay từ lúc nhận dự án “1999 - Manchester United, Cú ăn ba và tất cả”, tôi đã biết mình phải làm gì.
Đây sẽ là cuốn sách theo hướng “graphic novel” (tiểu thuyết đồ họa) hay truyện tranh dành cho người lớn. Tức cuốn sách sẽ liên quan tới thể nghiệm và trải nghiệm, thay vì chỉ toàn những bức vẽ mô tả. Chính các nhân vật trong sách sẽ có cá tính riêng, hình mẫu riêng, như những anh hùng trong truyện tranh. Độc giả sẽ được trải nghiệm nhiều hơn với kiểu sản phẩm này.
Giám đốc sáng tạo Duy Đào giới thiệu về một số nguồn cảm hứng cho việc minh họa cuốn sách 1999. Ảnh: BTC. |
Bản quyền hình ảnh là vấn đề phức tạp, nên chúng tôi không nghĩ tới việc đưa hình vẽ hay logo chính của Man United vào sách. Trong đội ngũ thực hiện có một họa sĩ tài năng làm việc cho FIFA như Anh Tuấn. Tôi nghĩ tại sao lại không vẽ minh họa cho toàn bộ cuốn sách.
Vì thế, ngay từ đầu, tôi đã biết mình cần làm gì. Đây sẽ là cuốn sách chỉ toàn màu đỏ, dày gấp 3 lần bản gốc, đóng vai trò như một cuốn “kinh thánh” cho CĐV MU. Tôi tin nếu chưa từng biết chuyện gì đã diễn ra trong mùa giải 1998/99, đấy sẽ không phải CĐV MU đích thực. Cuốn 1999phải tạo ra được tinh thần như thế.
- Bạn luôn muốn làm bất ngờ độc giả/khán giả với các sản phẩm theo dạng package từ trước tới nay. Cuốn “1999 - Man United: Cú ăn ba và tất cả” tạo ra bất ngờ gì?
- Tôi cho rằng 1999là cuốn sách gây bất ngờ ngay từ phần bìa. Thường thì bìa sách thông thường sẽ có nhiều chữ. Cuốn sách này rất không giống bìa sách bình thường, khi thiết kế theo phong cách tối giản.
Đứng trên góc độ kinh tế hay truyền thông, thông thường sách về Manchester United thường chữ MU phải to hơn cả. Cuốn 1999thì chữ to nhất là số. Phần số trong các cuốn sách thông thường cũng thường được dùng mô tả cho sách về chiến tranh, chứ không ai nghĩ đây là sách về thể thao. Tôi nghĩ đây cũng là ngụ ý của tác giả gốc.
Tôi muốn bìa sách thiết kế kích thích hơn, gây tò mò hơn. CĐV Man United nói riêng hay CĐV bóng đá nói chung nhìn vào năm 1999 là biết ngay đây là năm nào, gắn với chiến tích gì.
Không hoàn hảo
- Họa sĩ Anh Tuấn từng chia sẻ có những bức vẽ phải vẽ lại 20 lần để ra được bản cuối cùng?
- Chính xác. Trong dự án sách 1999, tôi đóng vai trò định hướng sáng tạo. Những chỉ dẫn ấy cốt là để các đồng sự của dự án có thể sử dụng chuyên môn của bản thân để sáng tạo phù hợp với tinh thần của cuốn sách theo cách tốt nhất có thể.
Ví dụ, họa sĩ Tuấn sẽ phải vẽ dựa trên tưởng tượng. Trong chương nói về cuộc cạnh tranh giữa Sir Alex Ferguson và Arsene Wenger chẳng hạn, Tuấn đã vẽ một bức hình hai nhà cầm quân này đánh cờ với nhau. Đây là hình ảnh hoàn toàn không có thật .
Cũng có những hình ảnh vốn có thật ngoài đời, nhưng chúng tôi không chọn cách vẽ lại, mà chọn cách thay đổi góc nhìn. Ví dụ, bức ảnh David Beckham đổi áo, bắt tay với Diego Simeone khi gặp lại nhau ở cấp độ CLB sau va chạm nổi tiếng ở World Cup 1998 chẳng hạn. Ai cũng biết bức hình này thế nào. Tôi không muốn khắc họa lại chúng trong sách, Tuấn cũng vậy. Vì thế, tôi yêu cầu Tuấn đặt bản thân mình vào vai trò người ghi lại khoảnh khắc năm đó, thay vì chọn góc chụp như bức hình gốc, hãy phác họa khung cảnh đó theo góc nhìn khác.
Cuối cùng, Tuấn chọn vẽ bức hình lấy góc từ dưới lên, tạo cảm giác tất cả phải ngước nhìn hành động ấy của Beckham.
BLV Bá Phú và Cầu thủ Lương Xuân Trường xem cuốn sách 1999. |
- Các bạn tốn bao nhiêu thời gian cho dự án 1999, chương vẽ khó nhất là chương nào?
- Phần tốn nhiều thời gian nhất là giai đoạn đi tìm style chung cho cả cuốn sách. Sau đó, chúng tôi sẽ lựa chọn từng chương. Có nhiều chương Tuấn chọn vẽ, cũng có chương tôi buộc Tuấn phải vẽ. Cuốn 1999có 99 chương, và chúng tôi chọn vẽ 2/3 số chương.
Chương khó nhất trong cả cuốn sách là chương cuối cùng, khi phải vẽ lại toàn bộ đội hình Man United. Khó nhất vì phải làm thế nào để không có độ vênh giữa các cầu thủ. Có những cầu thủ nổi tiếng nên vẽ dễ và kiểu gì cũng đẹp như Beckham, Scholes hay Roy Keane, nhưng vẽ các cầu thủ kém tiếng như thủ môn Raimond van der Gouw, hay hậu vệ Wes Brown thì không hề đơn giản.
Tôi muốn các bức hình được hoàn thiện đủ kỹ để khi nhìn vào tổng thể, độc giả thấy người vẽ không thiên vị. Cầu thủ có người đóng góp nhiều, đóng góp ít, có người chỉ đóng góp trên sân tập. Nhưng đây là tập thể. Tôi không muốn chuyện chính phụ tồn tại ở trong một tập thể. Tất cả phải đều nhau.
Họa sĩ Anh Tuấn cũng đã chủ động tìm kiếm từng khoảnh khắc đáng nhớ của cả các cầu thủ dự bị để tái hiện lại tinh thần sát với thực tế nhất.
Phải thử mới ra được kết quả
- Duy đã được đề cử Grammy với album "Gieo" của ban nhạc Ngọt, được vinh danh với việc làm lại bộ nhận diện thương hiệu Vinamilk, cuốn “1999 - Man United: Cú ăn ba và tất cả” ở đâu trong danh sách các sản phẩm tự hào của bạn?
- Đề cử Grammy hay các giải thưởng chỉ có ý nghĩa với xã hội nói chung. Khi nói về tôi, tất cả có thể vin vào đó để nhớ về, nhưng thú thật, tôi không quan tâm tới điều ấy lắm. Với tôi, sản phẩm khiến tôi tự hào nhất là sản phẩm tiếp theo, thứ mà đến giờ tôi vẫn chưa biết là gì. Với tôi, không có sản phẩm nào tự hào nhất. Từ sản phẩm thời còn học sinh đến các sản phẩm bây giờ, tôi tự hào ở mức độ như nhau với tất cả.
Hình ảnh minh họa ở mỗi chương giống như áo của các cầu thủ. |
Có thể có ngoại lệ nếu tôi làm sách về Arsenal (cười). Khi đó, mọi chuyện sẽ mang tính cá nhân một chút. Với mọi sản phẩm, tôi đều làm kỹ. Nếu đã chốt xong xuôi, đấy đã luôn là những sản phẩm rất ổn và xứng đáng để tự hào với chính tôi.
- Duy ở Mỹ 9 năm để sống, học tập và làm việc? Bạn học được điều gì nhiều nhất tại Mỹ trong quá trình thiết kế, và chúng được thể hiện trong "1999" theo cách nào?
- Tôi nghĩ thứ học được nhiều nhất từ quá trình ở Mỹ là việc phải thử nếu muốn đi xa hơn. Giống trong bóng đá vậy. Phải sút nếu muốn ghi bàn. Tôi chưa thấy CLB nào không sút mà lại ghi bàn cả. Trong cuốn 1999này, 20 lần bắt Tuấn vẽ đi vẽ lại không phải lúc nào cũng đúng cả. Có những lần tôi “kiến tạo” chưa đúng, thậm chí sai. Tuy nhiên, phải thử mới ra được kết quả như vậy.
- 5-10 năm sau, cuốn sách này sẽ có giá trị thế nào với CĐV MU khi kỷ niệm 30 năm chức vô địch?
- Tôi cho rằng một CLB lớn như MU không chỉ sở hữu thương hiệu lớn, mà còn tạo ra một lối sống riêng cho các CĐV. 1999sẽ vẫn là khoảnh khắc đáng nhớ nhất lịch sử “Quỷ đỏ”. Nhiều năm sau, cuốn 1999sẽ còn mang tới giá trị nhiều hơn nữa cho khán giả, vì mùa giải 1998/99 không chỉ là cú ăn ba đầu tiên, mà có lẽ còn là cú ăn ba khó nhất từ trước tới nay.
Cảm ơn Duy về cuộc trò chuyện!
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.