Thanh niên (TN) ngàynay luôn có sự tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,ênđãcóthóiquenđọcbátỷ lệ kèo ma cao 7mvì thế mà nhu cầu được thông tin và tiếp nhận thông tin có thể xem như là món ăntinh thần không thể thiếu. Với chủ trương hình thành các chuyên trang tuổi trẻtrên báo Bình Dương, phát hành vào thứ sáu hàng tuần và tặng miễn phí gần10.000 tờ báo cho TNCN, TN Bình Dương đã thực sự có sân chơi thường xuyên và bổích dành cho lứa tuổi của mình.
Hình thành thói quentốt
Sinh thời, Bác Hồ dùbận rộn đến thế nào vẫn dành một khoảng thời gian đọc báo, xem tin tức mỗingày. Bác căn dặn, mỗi người phải thường xuyên đọc báo, ít nhất cũng phải 1 tờbáo/ngày, để cập nhật thông tin thời sự, tình hình phát triển của đất nước, từ đómà biết địa phương mình đang cần, đang thiếu mà tích cực tham gia đóng góp, dựngxây; hay chí ít là để không thờ ơ với thời cuộc, đứng ngoài những diễn biến củacuộc sống. Học tập và làm theo lời Bác, TN nhất thiết phải làm theo lời khuyên ấy.
Sinh viên năm thứ nhấtlớp IT1051 A1 khoa CNTT trường Đại học Thủ Dầu Một đang đọc báo Bình Dương. Ảnh: Q.NHƯ
Có thể nói, tùy vàotrình độ và điều kiện ở mỗi TN mà có những thói quen đọc báo khác nhau. Đối vớiTN khối công chức, cơ quan Nhà nước thì có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếpcận với báo chí thông qua những tờ báo đặt thường kỳ tại cơ quan, hoặc dành ítphút lướt mạng internet để tìm kiếm, đọc thông tin mới mỗi ngày. Nhờ món ăntinh thần hữu ích ấy mà TN đã tự học, tự trang bị kiến thức mới để bản thânngày càng tiến bộ và phát triển nhiều hơn, ứng dụng những kiến thức học hỏi đượcthông qua những luồng thông tin trên báo chí để vận dụng vào cuộc sống và côngviệc chuyên môn có hiệu quả.
Thiệt thòi nhất, vẫnlà lực lượng TNCN. Nhìn chung, họ chưa hình thành được thói quen đọc vì những điềukiện khách quan lẫn chủ quan: thời gian rảnh rất ít, tiết kiệm tiền nên khôngthể mua báo đọc mỗi ngày, chưa thật sự quan tâm đến những thông tin bênngoài... Tuy nhiên, kể từ khi Bình Dương thực hiện chủ trương phát báo Bình Dươngmiễn phí đến TNCN vào ngày thứ bảy và sau này đổi lại vào ngày thứ sáu hàng tuần đã phần nào làmthay đổi tích cực đến việc hình thành thói quen đọc báo, tiếp cận các thông tinchính trị, văn hóa, xã hội; các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước. Nhiều bạn trẻ đã thực sự tiến bộ và ngày càng tích cực hơn trong nếpsống, nếp nghĩ của mình.
Đọc báo, học được nhiềuđiều hay
“Mỗi một thông tintrên báo là một bài học hay” - Đặng Thi Ca, TNCN một công ty giày da ở TX.ThuậnAn cho biết. Ca đã được đọc báo Bình Dương gần 1 năm nay, nhờ tham gia sinh hoạtở chi hội TNCN. “Qua các chuyên mục trẻ, pháp luật và cuộc sống, thời sự, tin tứcđã giúp cho chúng mình nhiều thông tin bổ ích về những gì đang diễn ra trên địabàn tỉnh Bình Dương. Rất tiếc là chúng mình không có điều kiện để mua báo mỗingày để đọc”. Hay như Phạm Ngọc Đức, khu phố Bình Hòa, xã Bình Nhâm, TX.ThuậnAn, cho biết là nhờ đọc báo mà bạn biết đến các hoạt động phong trào. “Chính nhữnghoạt động ấy đã giúp cho mình thêm nghị lực và niềm tin để sinh sống và làm việctrong điều kiện xa nhà. Thông qua những mô hình hay, những tấm gương sống đẹp,khơi gợi trong mình về nếp sống, nếp nghĩ tốt đẹp về cuộc sống và công việc, biếtchọn bạn mà chơi, chọn việc tốt mà làm”. Chúng tôi thêm phấn khởi và vui mừng,khi nhờ được đọc các thông tin trên báo mà nhóm bạn Vũ Thị Ngọc Điệp, TNCN tạiCông tay Panko (Bến Cát) đã không bị lôi cuốn vào mạng lưới bán hàng đa cấp: “Nhờđọc báo trước đó về vấn đề này, mà khi nghe những lời chào mời hấp dẫn bọn mìnhđã không tham gia, thoát khỏi cảnh tiền mất tật mang”...
Chắc hẳn không cần phảibàn nữa đến những tác dụng hết sức tích cực của báo chí đối với bạn trẻ. Đó cóthể xem là món ăn tinh thần bổ dưỡng và không thể thiếu. Để món ăn ấy ngày cànghấp dẫn và hay hơn, đòi hỏi đội ngũ những người làm báo phải không ngừng sáng tạo,đổi mới, đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu thông tin của bạn trẻ. Bên cạnh đó, bạntrẻ cần phải hình thành tốt thói quen đọc báo hàng ngày, tiếp nhận thông tin cầnphải có sự chắt lọc, chọn lựa, suy nghĩ, đánh giá, phân tích để tự đó rút rabài học cho bản thân, gia đình, xã hội. Có như vậy, việc đọc báo mới thực sự hữuích và phát huy tác dụng.
NGỌC TRINH