Trình chiếu video giới thiệu về Việt Nam tại lễ bàn giao chức Chủ tịch ASEAN năm 2020 cho Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Năm 2020 ghi dấu mốc quan trọng khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN và cũng là dịp kỷ niệm 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.
Bước sang năm thứ 8 triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và năm thứ 2 triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030,ămCơhộikhẳngđịnhvịthếmớicủaViệtrận sevilla hôm nay Việt Nam có cơ hội để khẳng định vị thế mới của mình trong khu vực và trên thế giới.
Chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, gắn bó chặt chẽ
Từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN theo luân phiên. Đối với ASEAN, 2020 là năm bản lề quan trọng để kiểm điểm giữa kỳ công tác triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015-2025.
Chủ đề Năm ASEAN 2020 là: “Gắn kết và Chủ động thích ứng.” Theo đó, Việt Nam mong muốn củng cố khối đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực nội tại và thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của Cộng đồng ASEAN, tăng cường liên kết khu vực, kết nối về kinh tế, đề cao ý thức cộng đồng và bản sắc của ASEAN, gắn bó người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Đồng thời, Việt Nam mong muốn nâng cao năng lực của ASEAN để có thể thích ứng một cách chủ động và hiệu quả trước các biến động nhanh chóng của tình hình thế giới, trước các thách thức đang nổi lên như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia…; nâng cao khả năng tận dụng các cơ hội và hạn chế những thách thức do tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Gắn kết” và “thích ứng” là hai thành tố có tính giao thoa bổ trợ chặt chẽ. Một Cộng đồng ASEAN gắn kết và phát triển mới có thể chủ động thích ứng với các yếu tố tác động bên ngoài. Ngược lại, chủ động thích ứng hiệu quả để giúp ASEAN trở thành một khối gắn kết chặt chẽ.
Những ưu tiên chính sẽ được Việt Nam thúc đẩy trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020, bao gồm: Tăng cường đoàn kết, thống nhất ASEAN; thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới; nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN.
Những ưu tiên này được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được của các Chủ tịch ASEAN trước đây cũng như những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Về xây dựng cộng đồng kinh tế, Việt Nam xác định 3 định hướng chính: tập trung sức mạnh nội khối ASEAN thông qua liên kết khu vực; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN kết nối các nước, nền kinh tế khác trên thế giới; những ưu tiên để tăng cường hiệu quả hoạt động của ASEAN.
Trong Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN, Việt Nam đề xuất chú trọng các ưu tiên như: gắn kết cộng đồng thông qua phát triển nguồn nhân lực, công tác xã hội và dịch vụ xã hội cho các nhóm yếu thế; tăng cường giao lưu văn hóa, nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN; tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh trong nhóm dân tộc thiểu số; thiết lập cơ chế hợp tác ASEAN đối với vấn đề tin tức giả mạo; thúc đẩy quản lý thảm họa, thiên tai và các hoạt động tình nguyện của thanh niên…
Việt Nam sẽ tăng cường các diễn đàn, thảo luận về vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh cũng như lãnh đạo nữ trong Cộng đồng.
Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng khẳng định, tham gia ASEAN luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam xác định việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN là trách nhiệm to lớn nhưng mang lại nhiều cơ hội.
Do vậy, Việt Nam sẽ dành quyết tâm, ưu tiên cao nhất nhằm thực hiện thành công trọng trách này, góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ, vững mạnh trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được của các Chủ tịch ASEAN trước đây và phát huy những kinh nghiệm nhất định về phát triển kinh tế-xã hội, về tổ chức các hội nghị lớn như ASEAN 1998, 2010, APEC 2017…
Xác định được yêu cầu và nhiệm vụ trên, Việt Nam đã khởi động công tác chuẩn bị cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 từ rất sớm với việc thành lập Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 vào tháng 12/2018.
Việt Nam rất cần huy động sự ủng hộ, đồng thuận của các nước ASEAN và các nước bạn bè, đối tác của ASEAN, sự vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Việt Nam đang làm tất cả để thực hiện thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, chung tay xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, gắn bó chặt chẽ và chủ động thích ứng với các thời cơ, thách thức đặt ra.
Việt Nam tham gia sâu rộng các hoạt động của ASEAN
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995, nhưng quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam đã được khởi động từ trước đó, như tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN tháng 7/1992, tham gia một số hoạt động của ASEAN từ năm 1993.
Quá trình Việt Nam tham gia ASEAN luôn gắn với những chủ trương lớn về chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta, phù hợp với xu thế khu vực hóa ngày càng gia tăng. Các giai đoạn Việt Nam tham gia ASEAN luôn đồng hành với quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam.
Ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong việc kết nạp các nước Campuchia, Lào và Myanmar, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á.
Sự hình thành ASEAN-10 đã góp phần xây dựng được mối quan hệ mới về chất giữa các nước thành viên theo chiều hướng hữu nghị, ổn định, lâu dài và hợp tác toàn diện, ngày càng chặt chẽ; tạo điều kiện thuận lợi cho đẩy mạnh liên kết khu vực, hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN.
Tham gia xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN là một lĩnh vực hoạt động chính của Việt Nam. Trong đó có thể kể đến việc tham gia xây dựng các văn kiện quan trọng của Hiệp hội như Tầm nhìn 2020 và các kế hoạch triển khai Tầm nhìn, Tuyên bố hòa hợp ASEAN II, Hiến chương ASEAN, Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cùng các Kế hoạch triển khai trên từng trụ cột Cộng đồng, Kế hoạch công tác về Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển, Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC)…
Hiện nay, Việt Nam đang tích cực tham gia xây dựng tầm nhìn Cộng đồng ASEAN với mục tiêu làm cho liên kết ASEAN sâu rộng hơn, hoạt động trên cơ sở pháp luật và lấy người dân làm trung tâm.
Chỉ 3 năm sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998) với những kết quả quan trọng, trong đó có Chương trình Hành động Hà Nội, góp phần định hướng phát triển của Hiệp hội, giúp ASEAN vượt qua khủng hoảng tài chính khu vực khi đó.
Các bộ, ngành liên quan cũng như Quốc hội và các tổ chức nhân dân đã chủ trì đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị/hoạt động quan trọng của ASEAN ở các cấp và các lĩnh vực khác nhau, góp phần đẩy mạnh hợp tác ASEAN.
Đặc biệt, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 với những kết quả thực chất, góp phần thúc đẩy “văn hóa thực thi” và cụ thể hoá một bước quan trọng mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN 2015, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN.
Việt Nam đã tham gia sâu rộng các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội và quan hệ đối ngoại; thực hiện nghiêm túc các cam kết và thỏa thuận, góp phần hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Quá trình tham gia ASEAN đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực, mà bao trùm là góp phần bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trong đó có việc tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước trong việc xử lý những thách thức đối với an ninh và phát triển, nhất là trong việc bảo vệ chủ quyền, lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông.
Thông qua liên kết kinh tế nội khối ASEAN và các thỏa thuận Thương mại tự do giữa ASEAN với các Đối tác, Việt Nam có thể tiếp cận thuận lợi hơn các thị trường trong và ngoài khu vực, tăng cường thu hút đầu tư và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Quá trình hội nhập ASEAN giúp Việt Nam có cơ hội tiếp nhận được thông tin, khoa học-công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đại và nguồn lực; nâng cao năng lực thể chế và khả năng xử lý các vấn đề xuyên quốc gia như môi trường, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu; đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật lệ và thủ tục trong nước cho phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập quốc tế.
Tư cách thành viên ASEAN tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, cũng như tham gia sâu rộng hơn vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế hay liên khu vực rộng lớn hơn, qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
Chương trình tri ân “Ai cũng có quà
Vẻ đẹp khó cưỡng của hoa hậu Brazil
Siêu mẫu có vòng 1 trứ danh đang làm điên đảo màn ảnh
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán của sinh viên các trường ĐH cả nước
Cận cảnh thành phố vàng 3.400 năm tuổi mới khai quật ở Ai Cập
Ông xã đạo diễn của bà Bích 'Hương vị tình thân' nhận cương vị mới
Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Hồ Ngọc Hà, Bùi Anh Tuấn trao quà từ thiện giữa mùa dịch covid 19
BMW phát triển tính năng khởi động xe từ xa bằng điện thoại
Thiết kế mới của iPhone SE 4, không có face ID