BetwayBetway

Kiến nghị nhiều giải pháp về cải cách hành chính_kết quả bóng đá vô địch colombia

Trong năm 2019,ếnnghịnhiềugiảiphápvềcảicáchhànhchíkết quả bóng đá vô địch colombia đoàn giám sát của HĐND tỉnh do bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có đợt giám sát về thực hiện kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020. Qua công tác giám sát, đoàn đã kiến nghị nhiều giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh CCHC trong thời gian tới.

 Cán bộ “một cửa” của Sở Kế hoạch - Đầu tư giải quyết TTHC cho doanh nghiệp

 Những kết quả tích cực

Qua đợt khảo sát về thực hiện kế hoạch CCHC Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016- 2020 trong năm 2019, đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã tổ chức các phiên họp để nghe UBND tỉnh, các sở, ban, ngành báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch CCHC Nhà nước giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn tỉnh. Qua đợt giám sát này, đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã đánh giá cao các kết quả đạt được về thực hiện kế hoạch CCHC của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng, Trưởng ban Pháp chế, HĐND tỉnh, cho rằng công tác CCHC trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Các cấp, các ngành đã chủ động triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ và kế hoạch CCHC Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020.

Với mục tiêu CCHC theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, Bình Dương đã chủ động xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện, bảo đảm tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân; công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao tính hợp hiến, hợp pháp, hiệu quả, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai toàn diện ở cả 3 cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã. Trung tâm Hành chính công của tỉnh được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động; bộ phận một cửa hiện đại được triển khai tại 100% UBND cấp huyện, cấp xã. Các trang thiết bị phần cứng, phần mềm được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là việc thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công TP.Thủ Dầu Một.

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng cho biết, ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ thường niên, hàng năm tỉnh đã rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (TTHC) và kiến nghị Trung ương sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không còn phù hợp. Công tác cải cách TTHC được quan tâm và đẩy mạnh thực hiện, nhất là trong các lĩnh vực về đất đai, xây dựng, đầu tư, hộ tịch. Bình Dương đã chú trọng đến công tác tuyên truyền về CCHC, góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong việc chung tay thực hiện CCHC.

Chú trọng công tác cán bộ

Theo nhận định của đoàn giám sát, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt và đã xây dựng đề án, kế hoạch và chính sách để sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính các cấp và các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình, hướng đến mục tiêu đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với tình hình của tỉnh. Chất lượng phục vụ và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên; công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức được chấn chỉnh và từng bước đi vào nề nếp; triển khai thực hiện thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp sở và cấp phòng thông qua thi tuyển bước đầu đạt hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm.

Tuy nhiên, đoàn giám sát cũng chỉ ra một số hạn chế, đó là một vài nơi còn chưa thật sự chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, nhất là theo các tiêu chuẩn được Trung ương và tỉnh quy định, hướng dẫn. Đoàn giám sát đề nghị trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần quan tâm đào tạo theo địa chỉ sử dụng, trong đó nên ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, hạn chế việc tuyển người mới làm phát sinh nhu cầu biên chế; sau đó lại phải đưa đi đào tạo hoặc đào tạo lại gây tốn kém ngân sách và khó khăn cho việc sắp xếp, bố trí công việc. Trong công tác thu hút nguồn nhân lực, cần kịp thời ban hành các chế độ, chính sách phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương và tình hình thực tiễn, trong đó bảo đảm kết hợp vừa thu hút nhân tài vừa có chính sách động viên, giữ chân nguồn nhân lực hiện có để bảo đảm nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đoàn giám sát cũng kiến nghị các thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức triển khai phổ biến các kế hoạch, mục tiêu về CCHC của tỉnh và địa phương; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong công tác CCHC. Cùng với đó là tích cực triển khai các nhiệm vụ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đúng theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/ NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC…

 Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan cụ thể đến TTHC, Phòng Kiểm soát TTHC - Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát TTHC; ĐT: (0274) 3.835.029; địa chỉ email: [email protected]
赞(9313)
未经允许不得转载:>Betway » Kiến nghị nhiều giải pháp về cải cách hành chính_kết quả bóng đá vô địch colombia