Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung đọc dự thảo Báo cáo công tác. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) Tiếp tục phiên họp thứ 45,ủtịchnướcđónggóprấtlớnnângcaovịthếcủaViệlich ngoai hang anh chiều 19-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp. Theo dự thảo Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước, trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đã nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với Quốc hội, cử tri và nhân dân, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cụ thể, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đã tham gia ý kiến với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Hội đồng lý luận Trung ương; chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước tổng kết thi hành và sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, tập trung vào chế định Chủ tịch nước. Sau khi Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan, tổ chức công bố lệnh của Chủ tịch nước theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đã trực tiếp tham gia góp ý kiến đối với nhiều dự thảo luật, pháp lệnh. Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố 100 luật, 10 pháp lệnh và 21 nghị quyết đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua; chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Cùng với đó, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm tình hình mọi mặt của đất nước; làm việc, trao đổi với các ban, bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, cộng tác viên về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020; đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo; chiến lược biển; ứng phó với biến đổi khí hậu; cải cách tiền lương; tình hình quốc phòng-an ninh; tình hình biển Đông; quan hệ của Việt Nam với một số nước trên thế giới và khu vực; những vấn đề bức xúc được dư luận xã hội quan tâm… Trong công tác thi đua khen thưởng, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra các phong trào thi đua và việc thực hiện chính sách khen thưởng trong cả nước. Trong nhiệm kỳ, xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng 880.556 huân, huy chương; 74.043 danh hiệu vinh dự Nhà nước, trong đó phong tặng và truy tặng 68.718 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng… Trên cương vị là Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch nước luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Cũng trong nhiệm kỳ, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch nước luôn quan tâm, góp phần chỉ đạo mọi mặt công tác, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng-an ninh trong tình hình mới. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đã dành thời gian đi thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu, công tác xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sỹ 27/7 và Tết Nguyên đán, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi và quyết định tặng quà các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và gia đình có công với nước và lực lượng bộ đội đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa. Với cương vị là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc ; cùng với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tích cực triển khai chương trình công tác đối ngoại, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đạt được nhiều kết quả quan trọng… Góp ý vào dự thảo Báo cáo, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều thống nhất đánh giá đây là một bản báo cáo chuẩn bị nghiêm túc, công phu, thể hiện được tinh thần trách nhiệm rất cao. “Dự thảo Báo cáo được chuẩn bị kỹ lưỡng, với thái độ rất cầu thị để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội,” Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, trong nhiệm kỳ, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đã thực hiện đầy đủ vai trò của mình. Hình ảnh của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước là một sự gương mẫu của người đứng đầu Nhà nước với một tinh thần trách nhiệm vì nước, vì dân, giản dị, gần gũi; bảo đảm giữ vững nguyên tắc hiến định, góp phần giữ vững, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững sự ổn định chính trị của Việt Nam. Với trách nhiệm là người Thống lĩnh lực lượng vũ trang, riêng Chủ tịch nước đã thăm các đơn vị quân đội, chăm lo chiến lược tiềm lực quốc phòng, động viên lực lượng vũ trang làm tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù. Chủ tịch nước đã mở rộng quan hệ đối ngoại và thực hiện có chọn lọc; mở rộng đối tác chiến lược. Chủ tịch nước đã có nhiều ý kiến kịp thời đối với Quốc hội, Chính phủ về chiến lược quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại cũng như trong việc thực hiện pháp luật và xây dựng luật pháp. Cùng với đó, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước rất chăm lo đến việc thực hiện chính sách an dân… Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đánh giá cao dự thảo Báo cáo đã được chuẩn bị một cách tương đối đầy đủ, toàn diện theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Chủ tịch nước theo Hiến pháp quy định. Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu cho rằng, trong nhiệm kỳ, hoạt động của Chủ tịch nước rất ấn tượng trong công tác đối ngoại, đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, vai trò của Chủ tịch nước tại Liên hợp quốc và các đối tác phát triển, trong đó có các tổ chức tài chính quốc tế. Qua thảo luận, các ý kiến cho rằng dự thảo Báo cáo chưa nêu bật được vị trí, vai trò của Chủ tịch nước; Báo cáo còn dài và liệt kê số liệu quá nhiều. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, dự thảo Báo cáo đã nêu được những đóng góp hết sức quan trọng của Chủ tịch nước theo những chức năng, nhiệm vụ đã quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, Báo cáo cần có những nhận định tổng quát để thấy được vai trò của Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp. Đồng thời, Báo cáo phải nêu nổi bật được và rõ vai trò của Chủ tịch nước là người đứng đầu, thay mặt Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong công tác đối nội và đối ngoại; là Chủ tịch hội đồng Quốc phòng-An ninh quốc gia; là Thống lĩnh của lực lượng vũ trang. Cùng với đó, Báo cáo phải nêu được vai trò, vị trí của Chủ tịch nước trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tiếp xúc cử tri… đã đem lại kết quả như thế nào. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, Báo cáo không cần dài nhưng phải toát lên và đánh giá được các hoạt động của Chủ tịch nước đối với nhiệm vụ, quyền hạn theo Hiến pháp; đồng thời đề nghị Báo cáo bỏ bớt những số liệu chi tiết không cần thiết hoặc cho vào phần phụ lục. Đối với phần kết quả nổi bật cũng như nguyên nhân hạn chế trong dự thảo Báo cáo, các ý kiến cho rằng cần phải làm rõ hơn để làm nổi bật hoạt động của Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ; đồng thời báo cần rút ra được những bài học kinh nghiệm trong những lĩnh vực hoạt động, nhất là các nguyên nhân hạn chế. Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước tiếp thu những ý kiến đóng góp, nghiên cứu, chỉnh sửa để Báo cáo thật sự ngắn gọn, súc tích, mang tính tổng kết và đánh giá được những hoạt động của Chủ tịch nước đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Cùng với đó, trong nội dung Báo cáo cần giảm bớt số liệu và nên đưa vào phần phụ lục, để bớt số trang mà vẫn làm nổi bật được những đóng góp quan trọng của Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước sớm tu chỉnh, nâng cấp hoàn thiện Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước để trình ra Quốc hội tại kỳ họp tới. Theo chương trình, sáng 23/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục làm việc, cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu của dự án Luật Dược (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân nguyện./. Theo TTXVN |