Web drama (phim chiếu mạng) Mẹ lao công học yêu vừa kết thúc là sản phẩm thành công trong việc thu hút người xem,ềtổngtàiyêunữlaocôngvàhiệntượngquotsớmnởtốitànquotvìthảmhọaston villa vs wolves dù thời điểm mới chiếu hay khi đến hồi kết, phim luôn vấp phải làn sóng chỉ trích từ khán giả. Nhiều người còn gắn mác Mẹ lao công học yêulà phim "thảm họa".
Chia sẻ với phóng viên Dân trí,chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh nhận định, phim ngắn chiếu mạng với đề tài như Mẹ lao công học yêuthực chất là một hiện tượng điển hình trong xu hướng tiêu thụ nội dung thời điểm hiện tại ở Việt Nam hay một số quốc gia châu Á.
Theo ông Minh, lượt xem cao và sự quan tâm của khán giả với phim có yếu tố "tổng tài bá đạo" không phải ngẫu nhiên. Bởi, nó đáp ứng những yếu tố cốt lõi trong hành vi giải trí trên mạng xã hội hiện nay: Tính ngắn gọn, gây sốc và dễ tiếp cận.
Chuyên gia Hồng Quang Minh cũng cho rằng, nội dung nhảm nhí - như nhiều người nhận xét - thực ra không phải là yếu tố cản trở mà đôi khi lại là "mồi câu" hiệu quả để thu hút sự tò mò và tranh luận - những thứ dễ "lây lan" trên nền tảng mạng xã hội.
"Về mặt truyền thông, đây là cách khai thác triệt để hiệu ứng "clickbait" (câu view), kết hợp với thuật toán của các nền tảng số như: Facebook, TikTok hay YouTube. Các nền tảng này luôn ưu tiên nội dung có lượt tương tác cao, bất kể nội dung đó có chất lượng hay không, miễn là nó giữ chân người dùng.
Một câu chuyện đơn giản, nghịch lý như "tổng tài yêu nữ lao công" dễ dàng khơi dậy cảm xúc mạnh, dù là tích cực hay tiêu cực, khiến người xem sẵn sàng nhấn vào để xem và thậm chí tham gia bình luận, điều này càng làm tăng đề xuất xem cho phim", ông Quang Minh phân tích.
Báo cáo của Sprout Social năm 2023 cũng cho thấy, video ngắn đang đứng đầu trong danh sách nội dung được yêu thích, với tỷ lệ 66% người dùng ưu tiên xem.
Chuyên gia Hồng Quang Minh chỉ ra, điều này không chỉ giới hạn ở phim ngắn mà còn đúng với các loại hình video khác như clip viral (lan truyền), review sản phẩm, hay vlog.
Video ngắn mang tính thời sự, dễ hiểu và ít tốn thời gian, phù hợp với sự phân mảnh trong khả năng tập trung của người dùng hiện đại.
"TikTok đã trở thành nền tảng tiêu biểu đẩy mạnh xu hướng này, khi ước tính mỗi ngày người dùng dành trung bình hơn 90 phút để xem hàng chục, thậm chí hàng trăm video ngắn, sau đó là sự "copy" đồng loạt với Short của YouTube hay Reels của Facebook.
Đây là một dẫn chứng trực tiếp cho thấy vì sao những sản phẩm như Mẹ lao công học yêudễ dàng đạt lượt xem cao dù nội dung bị chỉ trích", ông Minh nhìn nhận.
Đồng quan điểm, đạo diễn Hà Đỗ - đạo diễn phim ngắn Người khóc thuê (1 trong 8 dự án xuất sắc nhất dự thi Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội năm 2024) - nhìn nhận, phim ngắn chiếu mạng có nội dung như Mẹ lao công học yêu thường thu hút lượt xem cao nhờ vào yếu tố giải trí nhanh. Người xem mạng xã hội thường thích những gì dễ hiểu, và đặc biệt là không tốn thời gian suy nghĩ quá nhiều.
Nam đạo diễn 9X chỉ ra một nghịch lý: Chính sự thiếu chiều sâu về nội dung và cảm xúc lại là nguyên nhân khiến phim nhanh nổi, thu hút người xem.
Đạo diễn Hà Đỗ chia sẻ, một khi yếu tố gây sốc hoặc hài hước không còn mới lạ, khán giả sẽ nhanh chóng mất hứng thú. Những phim như vậy thường chỉ phục vụ mục đích giải trí tạm thời, không để lại giá trị lâu dài về mặt cảm xúc hay tư duy.
Theo anh, nếu lấy ví dụ từ những phim ngắn thành công, chúng thường có một thông điệp mạnh mẽ hoặc kết nối được cảm xúc thật của khán giả, khiến người xem nhớ mãi.
Những phim như Mẹ lao công học yêuchỉ kiểu một món snack - ăn nhanh - thỏa mãn tạm thời nhưng không đọng lại gì cả.
"Ngoài ra, sự phụ thuộc vào các công thức gây sốc cũng khiến dạng phim này dễ bị sao chép, dẫn đến việc khán giả cảm thấy nhàm chán khi thấy một mô-típ lặp lại quá nhiều", đạo diễn Hà Đỗ cho hay.
Chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh cũng cho rằng, hiệu ứng nhất thời, "sớm nở tối tàn" ở nhiều web drama là kết quả tất yếu của việc chạy theo lượng tương tác mà không đặt trọng tâm vào chiều sâu của nội dung hay giá trị cảm xúc mà nó mang lại cho khán giả.
Vì vậy, theo ông, để "định dạng ngắn được giải oan", các nhà sản xuất phim cần phải chuyển đổi từ tư duy tạo nội dung "viral" sang tạo nội dung bền vững.
"Đầu tiên, nhà sản xuất phải xây dựng cốt truyện có chiều sâu hơn, chạm đến các giá trị cảm xúc hoặc vấn đề xã hội thực tiễn. Họ nên tăng cường tính chuyên nghiệp trong sản xuất, từ kịch bản, diễn xuất đến hậu kỳ, để khán giả không cảm thấy mình bị đánh đổi thời gian cho nội dung "rẻ tiền".
Thứ 2 là định hướng khán giả không chỉ xem mà còn có thể lan tỏa giá trị từ bộ phim, thông qua các chiến dịch truyền thông xoay quanh thông điệp chất lượng", ông Minh nói.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, phim ngắn không phải bản chất là "chóng tàn" mà là cách chúng được tạo ra và tiếp thị khiến chúng trở nên như vậy.
Theo ông Minh, khi người làm phim hiểu rõ giá trị đó, họ sẽ mang lại nhiều hơn là lượng view nhất thời, tìm cách xây dựng sản phẩm đáp ứng cả nhu cầu thị trường lẫn tiêu chuẩn nghề nghiệp.