- Với 52 HCV,ệtNambộithuHCVvượtxaTrungQuốcTháiLanKhôngcườinổbảng xếp hạng hạng 2 bồ đào nha đoàn Việt Nam xuất sắc lần đầu giành ngôi nhất toàn đoàn Đại hội thể thao bãi biển châu Á lần thứ 5 - 2016 (ABG 5), vừa bế mạc vào ngày 3/10, tại Đà Nẵng.
Cụ thể, đoàn Việt Nam kết thúc đại hội với vị trí nhất toàn đoàn: 52 HCV, 44 HCB và 43 HCĐ, bỏ xa hai đoàn xếp sau là Thái Lan (36 HCV) và Trung Quốc (12 HCV).
Tại kỳ đại hội lần này, Việt Nam tham dự đủ 14 môn thể thao, trong đó pencak silat là môn thi đấu đem lại nhiều HCV nhất với tổng cộng 9 HCV. Ở môn đá cầu, Việt Nam lập thành tích đoạt HCV ở toàn bộ 7 trận chung kết các nội dung. Thành tích ở các môn còn lại đáng chú ý có điền kinh bãi biển (6 HCV), võ cổ truyền (5 HCV), thể hình bãi biển (4 HCV), Muay (4 HCV), Kurash (4 HCV), bóng gỗ bãi biển (3 HCV), vật (2 HCV), bóng ném bãi biển (1 HCV), bi sắt bãi biển (1 HCV), đá cầu bãi biển (1 HCV), Jujitsu (1 HCV), Sambo (1 HCV), bóng ném (1 HCV)...
Môn thể hình cũng được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội thể thao bãi biển |
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có nhiều HCV như vậy ở một sân chơi mang tầm châu lục như ABG, thậm chí nhiều lãnh đạo ngành thể thao cũng đã rất bất ngờ với thành tích hơn 50 HCV, vượt xa sự kỳ vọng ban đầu rất nhiều lần.
Việt Nam có một kỳ đại hội bội thu huy chương, nhưng vị trí số 1 tuyệt đối của chúng ta tại Đại hội thể thao bãi biển vừa kết thúc không gây được nhiều tiếng vang, mà lại đang khiến dư luận cảm thấy điều gì đó không thoải mái.
Đầu tiên, chúng ta mang rất nhiều những môn thế mạnh và thi đấu trong nhà để ra bãi biển như vovinam, võ cổ truyền, pencak silat, đá cầu, thể hình...Chỉ riêng các môn này, Việt Nam đã đủ khả năng vượt chỉ tiêu đề ra. Trong khi đó, những môn truyền thống của thể thao bãi biển như lướt ván, thuyền buồm, trượt sóng... thì lại không có vì chúng ta không có điều kiện tổ chức và không có VĐV tham dự.
Việt Nam rất thành công về mặt thành tích, nhưng chẳng ai cười nổi! |
Một lý do nữa dẫn đến thành tích rất cao của đoàn Việt Nam là chúng ta có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho đại hội. Các đội tuyển với VĐV hàng đầu được tập huấn hàng tháng trời, được làm quen với các điều kiện thi đấu... Trong khi đó các nước tham dự lại với tinh thần "vui là chính", không cử những VĐV ưu tú để tranh chấp huy chương, bởi họ biết rằng khó có thể thi đấu tốt ở những môn mà Việt Nam có sở trường.
Từ những vấn đề trên đây, thì việc chúng ta giành tới 52 HCV cũng là dễ hiểu, nhưng thực tế ở một giải đấu thể thao thành tích cao làm sao chúng ta có thể đứng trên được các cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran...Do vậy, thành tích của đoàn Việt Nam không được đánh giá cao, không gây được tiếng vang là vì thế!.
Với tổng cộng 52 HCV, 44 HCB và 43 HCĐ, ngân quỹ dành trao thưởng cho các VĐV đạt thành tích tại ABG5 sẽ là một con số khổng lồ. Bên cạnh đó, với số tiền vài trăm tỷ bỏ ra để đăng cai ABG, sẽ tạo ra gánh nặng khi đại hội kết thúc.
Ông Nguyễn Hồng Minh - Nguyên vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao, nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải lựa chọn đấu trường nào, sân chơi nào, trong điều kiện khó khăn về tài chính, tổ chức như hiện nay. Chúng ta phải quan tâm hơn tới sự đầu tư cho các môn thể thao thành tích cao, với mấy trăm tỷ đăng cai đại hội này thì đầu tư cho các môn hướng tới Asiad, Olympic có hơn không, chứ cái gì cũng làm, sẽ phân tán nguồn lực, sự chỉ đạo".
Theo ông Minh, đại hội thể thao bãi biển đơn thuần chỉ là giải trí, nhưng chúng ta đã tốn kém không cần thiết để đăng cai. Thực tế thì sau Việt Nam, chưa có quốc gia nào nhận cờ đăng cai tiếp theo và buộc phải... trả cho Hội đồng Olympic châu Á. Cũng cần nên nhớ trước đó vào năm 2009, Việt Nam cũng đăng cai Đại hội thể thao châu Á trong nhà (AIG) và sau đó Đại hội này phải bỏ vì không quốc gia nào muốn tổ chức.
Đại Nam