Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đề xuất thu phí xử lý rác thải theo khối lượng thay vì thu quân bình đầu người theo tháng. Đây là một trong những điểm mới trong luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.
Ý tưởng về chuyện thu tiền rác theo kilogam (kg) sau khi được đưa ra đang gây tranh cãi.
Thật ra,írácsinhhoạttheokilogamNhậtcũnglàmsaoởtalạiphảnđốkết quả u19 việt nam xét về mặt kĩ thuật thuần túy, việc ra luật yêu cầu dân phân loại rác và trả phí (cho dù dưới hình thức khấu trừ từ thuế - ngân sách hay thu từ trước từ dân) theo trọng lượng là đúng, hợp lý, phù hợp với xu hướng trên thế giới.
Rác thải sinh hoạt ở Việt Nam chưa được chú trọng phân loại |
Khi sống ở Nhật, tôi rất ngạc nhiên khi thấy thành phố sạch sẽ, ít rác và tôi đọc sách, tìm hiểu phát hiện ra nhiều điều hay.
Để hạn chế rác thải sẽ cần đến nhiều biện pháp đồng bộ như hệ thống xử lí, thói quen sinh hoạt sạch sẽ, lành mạnh, tiết kiệm, chính sách thuế môi trường hợp lý...
Ở Nhật áp dụng phân loại rác nghiêm ngặt thành các loại : rác tài nguyên tái chế, rác thải lớn (bàn ghế, giường tủ), rác không cháy (ni lông, nhựa), rác thải sinh hoạt hữu cơ (vụn thức ăn, rau cỏ...). Đại thể là như vậy nhưng tùy theo khu dân cư, địa phương mà có quy định, cụ thể chi tiết hơn.
Rác được phân loại ngay từ trong nhà, ngày đổ rác và địa điểm đổ rác được quy định rõ. Ví dụ rác sinh hoạt đổ vào ngày thứ 2, 4, rác thải rắn, lớn đổ tháng 1 lần, rác không cháy đổ vào thứ 3-5. Du học sinh luôn được hướng dẫn rất cẩn thận việc phân loại rác và đổ rác.
Những phàn nàn nhiều nhất của người Nhật dành cho người nước ngoài cũng là loanh quanh mấy chuyện như gây ồn, đổ rác bừa bãi, để xe đạp lung tung và bắt gà vịt, chim chóc vớ vẩn.
Đối với rác sinh hoạt, người Nhật có cách xử lý rất cẩn thận để tránh mùi hôi. Ví dụ, bao nhiêu người Việt cẩn thận dùng giấy báo lau sạch dầu mỡ sau khi rán cá trong chảo rồi mới cho vào túi rác đựng rác hữu cơ riêng? Bao nhiêu gia đình phân loại rác riêng biệt? Bao nhiêu khu dân cư có phân loại rác?
Không chỉ như vậy, một số địa phương ở Nhật hiện nay đã thực hiện tính phí đổ rác theo Kg, chẳng hạn như Kyoto.
Việc tính phí có tác dụng làm cho người dân có lối sống thân thiện với môi trường, hạn chế rác thải. Việc này cũng tương tự như nếu khách đi mua hàng không dùng túi ni lông thì được cộng thêm 5 yên.
Ở ta, có những cải cách nhìn bề ngoài rất hay và trúng "trend" nhưng khi thực hiện thì biến tướng thành gánh nặng cho dân hoặc thành...đống sắt vụn.
Lý do là bởi chủ yếu 2 thứ.
Thứ nhất là không nghiên cứu kĩ đã thực hiện nên chỉ thực hiện được phần bề ngoài, phần kĩ thuật không hề học được cái phía sau. Chẳng hạn như môi trường, hệ thống sinh thái để biện pháp đó, chính sách đó sống được.
Thứ hai là dùng tiểu xảo du nhập kĩ thuật nước ngoài vào nhưng bẻ đi, lái đi để trục lợi (chẳng hạn như tham nhũng chính sách), tạo điều kiện hoặc kẽ hở cho người thực thi, cho các bên thực hiện móc ngoặc, trục lợi, móc túi dân.
Trở lại chuyệnthu rác tính tiền theo kg nói trên.
Nó hay đấy nhưng nếu như là môi trường Việt Nam thì ai sẽ giám sát chuyện cân đo, ai sẽ giám sát phân loại.
Có tính đến phương án vì dân không muốn mất tiền nên sẽ vứt rác lung tung thay vì đổ tử tế không?
Việc cần nhất bây giờ là phân loại và xử lý rác tử tế. Làm được hai chuyện đó tử tế rồi nói dân nghe ngay.
Ở đây, tôi cũng muốn nói thêm: Có một chuyện tôi thấy ở Việt Nam rất vô lý trong chuyện đổ rác. Đó là ở các khu chung cư thay vì bãi tập kết rác ở phía dưới và người dân phải mang rác xuống thì người ta xây ở mỗi tầng một phòng rác cho dân vất gần rất tiện lợi. Tuy nhiên, dân thì không có ý thức sạch sẽ nên vứt bừa bãi nên bốc mùi. Tại sao không để cho dân tự mang xuống phía dưới mà lại phí không gian để làm phòng rác ở mỗi tầng và nhà nào đối diện phòng rác phải chịu trận suốt ngày?
Độc giả Nguyễn Quốc Vương
Mời các bạn chia sẻ ý kiến, quan điểm về vấn đề đặt ra theo email: [email protected]. Trân trọng cảm ơn!
Người Hàn yêu cây một cách lý trí và sâu sắc hơn. Họ trồng và chăm sóc cây rất bài bản và có tính khoa học hẳn hoi.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)