Sáng qua (25-10),óThủtướngLàoXỏxem kết quả ngoại hạng anh trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Xỏn-xay Xỉ-phăn-đon dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã có buổi thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với đoàn.
Đồng chí Xỏn-xay Xỉ-phăn-đon (thứ 2, từ trái qua), Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chí Trần Thanh Liêm (thứ 2, từ phải qua), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham quan dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).Ảnh: XUÂN THI
Đồng chí Xỏn-xay Xỉ- phăn-đon, Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho biết, lần này đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Mục đích của đoàn là tìm hiểu và được chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài, du lịch… Riêng Bình Dương có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ trong những năm qua nên đoàn mong muốn được lãnh đạo tỉnh chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài.
Tại buổi tiếp, đồng chí Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu những nét nổi bật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương thời gian qua, nhất là lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Trong năm 2016 và 9 tháng năm 2017, tỉnh đã thu hút được 4,3 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 3.009 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn gần 30 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng vị trí thứ 2 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác hữu nghị đã được ký kết ngày 13-11-2006 giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Chăm-pa-sắc (Lào) nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai địa phương, tình hình hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Chăm-pa-sắc rất tốt đẹp. Hai tỉnh tiếp tục ký kết biên bản thỏa thuận về phương hướng hợp tác trong 5 năm 2016-2020.
Cụ thể, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tính đến nay, Bình Dương đã cấp 65 học bổng cho sinh viên Lào theo học đại học tại Bình Dương; trong đó đã có 31 sinh viên tốt nghiệp quay về phục vụ đất nước Lào. Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp nhận 10 sinh viên Lào đến học đại học mỗi năm. Ngoài ra, những năm qua, Bình Dương đã cử nhiều đoàn bác sĩ, thanh niên tình nguyện sang khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí tại các huyện nghèo của tỉnh Chăm-pa-sắc. Đồng thời, Bình Dương hỗ trợ cho các cán bộ nguyên là lãnh đạo tỉnh Chăm-pa-sắc sang khám điều trị và nghỉ dưỡng tại Bình Dương.
Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, qua 10 năm hoạt động, Công ty TNHH Cổ phần Phát triển Cao su Dầu Tiếng Việt - Lào tại tỉnh Chăm-pa-sắc đã đầu tư 72 triệu đô la Mỹ và thời gian tới dự kiến sẽ đầu tư thêm 8 triệu đô la Mỹ cho việc xây dựng nhà xưởng, nhà kho, nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi. Công ty đã trồng 6.722 ha cao su, trong đó vườn cây kinh doanh 4.443 ha, vườn cây kiến thiết cơ bản là 2.279 ha tại tỉnh Chăm-pa-sắc và Salavan. Hoạt động của công ty đã góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho 1.500 lao động tại Lào với thu nhập bình quân 4,5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh khẩn trương triển khai dự án đầu tư trồng mới cây cao su, thời gian qua, công ty cũng tích cực tham gia các hoat động xã hội tại tỉnh Chăm-pa-sắc như hỗ trợ xây dựng trường học, kéo điện, làm giếng khoan, xây đập tràn, hỗ trợ nhân dân bị lũ lụt và các hoạt động phúc lợi xã hội khác với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng.
Cũng tại buổi tiếp đoàn, đồng chí Trần Thanh Liêm đã chia sẻ những kinh nghiệm trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước của Bình Dương. Theo đồng chí Trần Thanh Liêm, để thu hút tốt nguồn vốn đầu tư cần có cơ sở hạ tầng đồng bộ. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành có liên quan thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp (DN); hỗ trợ cho DN tháo gỡ khó khăn trong thủ tục hành chính… Định kỳ hàng năm, UBND tỉnh tổ chức từ 4 đến 5 cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng DN cả trong và ngoài nước để lắng nghe những ý kiến, vướng mắc khó khăn của DN. Qua đó, tỉnh có hướng xử lý cũng như đề ra các giải pháp phù hợp. Ngoài ra, những trường hợp có tính chất cấp bách, lãnh đạo tỉnh sẵn sàng gặp để lắng nghe, chia sẻ khó khăn, tạo niềm tin cho DN. Từ đó, nhiều DN trong và ngoài nước đã tìm đến Bình Dương đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Song song với phát triển kinh tế, Bình Dương cũng thực hiện nhiều chính sách nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân; bảo đảm chỗ ở, việc học hành cho con em công nhân và đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi giải trí cho công nhân. Bình Dương hiện không còn hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia. Kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đã tạo lòng tin trong nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp.
Đồng chí Xỏn-xay Xỉ- phăn-đon đã bày tỏ sự đánh giá cao trước những kết quả phát triển kinh tế - xã hội mà Bình Dương đã đạt được trong thời gian qua. Theo đồng chí Xỏn-xay Xỉ-phăn-đon, phát triển công nghiệp chính là con đường giúp Bình Dương giảm nghèo nhanh nhất và vươn lên phát triển thịnh vượng. Vì vậy, Lào cũng mong muốn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa để đưa đất nước phát triển; đồng thời phát triển các ngành du lịch, logistics…
Tại buổi tiếp và làm việc với đoàn, đồng chí Trần Thanh Liêm bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới quan hệ hợp tác giữa Bình Dương và Chăm-pa-sắc sẽ tiếp tục bền vững hơn nữa, góp phần thúc đẩy hai tỉnh cùng phát triển. Sau buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, đồng chí Xỏn-xay Xỉ-phăn-đon cùng Đoàn đại biểu Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã đến thăm Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, TX.Bến Cát.
THU THẢO
(责任编辑:La liga)