6h,àngtraibỏviệcởTPHCMrađảosốnghoangdãlặnbiểnbắtcákết quả bóng đá u21 châu âu Xuân Định (27 tuổi) thức dậy. Anh làm nhanh bữa sáng rồi tất bật chuẩn bị đón tour khách du lịch đầu tiên trong ngày.
Tháng 6, tháng 7 - cao điểm du lịch hè, mỗi ngày, anh dẫn 2 tour khách trải nghiệm chèo SUP, lặn biển, săn bắt hải sản... ở Phú Quý (Bình Thuận). Tour sáng kéo dài từ 7h30-11h, tour chiều từ 14h30-19h. Buổi tối, anh có thể đưa khách đi ăn hoặc tham gia cắm trại, ăn đồ nướng bên bờ biển cùng bạn bè.
Nhìn làn da rám nắng, kỹ năng lặn chuyên nghiệp và sự am hiểu về hòn đảo của Định, nhiều người lầm tưởng anh là dân gốc tại đây.
Thế nhưng, thực tế, Định mới ra đảo khoảng 2 tháng. Trước đây anh vốn là kỹ sư lập trình mảng ô tô cho một công ty công nghệ, thuộc tập đoàn đa quốc gia ở TP.HCM.
"Ban đầu, tôi định lưu trú ở Phú Quý khoảng một tháng. Nhưng con người, cảnh đẹp nơi đây níu chân tôi. Có lẽ tôi sẽ còn ở đây thêm 2-3 tháng nữa", Định cho biết.
Xuân Định sinh ra và lớn lên ở Ninh Hòa, Khánh Hòa. Nhà anh cách biển 15km, nên từ nhỏ, Định đã mê bơi lội, tham gia các hoạt động vui chơi trên biển. Sau này, anh tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin và nhanh chóng tìm được công việc tại TP.HCM với mức thu nhập hấp dẫn.
Làm việc tại tập đoàn đa quốc gia, Định có cơ hội tham gia các chuyến công tác nước ngoài, trong đó có Ấn Độ. Mỗi chuyến đi của anh kéo dài 2-3 tháng.
Khoảng thời gian rảnh rỗi sau giờ làm, anh thường tranh thủ làm quen với những người bản địa, trải nghiệm cuộc sống dân dã của họ, học những kĩ năng sinh tồn cơ bản.
Bắt đầu từ đây, chàng trai nhận ra bản thân mê xê dịch, thích cuộc sống bán du mục, hoang dã. "Tôi mơ về cuộc sống bán du mục, được rong ruổi tới những vùng đất mới, trải nghiệm văn hóa, cuộc sống", anh chia sẻ.
"Nhưng công việc kỹ sư lập trình, quanh năm bận bịu trong văn phòng khiến giấc mơ của tôi trở nên xa vời. Tôi luôn tự hỏi, 5 năm sau mình còn muốn làm công việc văn phòng này không?", anh trăn trở.
Năm 2020, sau thời gian suy nghĩ, Định nghỉ việc, đi tìm cuộc sống mình mong muốn. Anh về Khánh Hòa sống cùng mẹ vì bố mới qua đời và chờ rút bảo hiểm xã hội. Thời điểm này, Định đã tìm hiểu về Phú Quý. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 và một số việc phát sinh, tới tháng 4/2022, anh mới có thể tới Phú Quý - hòn đảo anh chưa từng ghé thăm, không bạn bè, không người quen.
"Lúc này số tiền tiết kiệm của tôi không còn nhiều. Nhưng tôi nghĩ, Phú Quý là hòn đảo hoang sơ, người dân thân thiện, chi phí không đắt đỏ nên sẽ dễ thích nghi. Vậy là tôi chuyển ra đó", Xuân Định chia sẻ.
Ra đảo đúng thời điểm kỉ nghỉ lễ 30/4-1/5, để tránh đông đúc, Định "trốn" trong căn phòng đã thuê. Anh chọn những nơi vắng vẻ nhất để chạy bộ, tập yoga bên bãi biển. Không khí trong lành, vẻ đẹp hoang sơ của Phú Quý khiến chàng trai yêu mến.
"Người dân ở đây vô cùng thân thiện. Hai tuần đầu, nếu không chạy bộ, đạp xe, tôi có thể dễ dàng đi nhờ mọi người để khám phá đảo", Định kể. "Khoảng 2 tuần sau, khi quyết định ở lại đây lâu hơn và muốn đi thăm thú nhiều hơn, tôi gửi xe máy từ đất liền ra đảo", anh nói.
Định làm quen được với nhiều bạn bè là các hướng dẫn viên địa phương. Vốn có sở thích khám phá, trải nghiệm thiên nhiên lại thêm khả năng lặn, kinh nghiệm tham gia các môn thể thao dưới nước, anh được bạn bè tin tưởng giao phụ trách mảng chèo SUP, lặn san hô.
Hàng ngày anh đưa du khách đi khám phá các vùng biển đẹp ở Phú Quý, lặn biển ngắm san hô, ăn trưa ở bè nổi, chụp ảnh và quay phim dưới nước... "Những chuyến đi trước đây, những kĩ năng sinh tồn từng học giúp mình nhanh chóng bắt nhịp được với công việc", Định chia sẻ.
Xuân Định thừa nhận, thu nhập từ công việc dẫn tour không quá cao, tuy nhiên anh đang hài lòng với cuộc sống hiện tại. Những ngày không dẫn khách, anh rong ruổi khám phá những điểm đến chỉ người địa phương mới biết như hòn Đen, bãi cạn mùa san hô,... hoặc lặn biển ngắm cá hề, cá Mao Tiên, săn bắt cá Nhái... "Kĩ năng lặn biển, săn bắt cá của tôi đã tiến bộ rất nhanh. Tôi đang học thêm bắn cá", anh chia sẻ.
Theo Zing
(责任编辑:Cúp C1)