Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ ra Đề cương về cách mạng Nam kỳ (3-1940),áthếMộtcổhaitròtrực tiếp bóng đá ngoại hạng anh tối nay công tác chuẩn bị khởi nghĩa được triển khai rất khẩn trương, các tổ chức phản đế xuất hiện nhiều nơi - nhất là ở vùng nông thôn.
Những ngày đầu kháng chiến ở Bến Tre. Ảnh: TƯ LIỆU
Theo dòng lịch sử, tháng 9-1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ. Tháng 6-1940, Pháp đầu hàng phát xít Đức. Lợi dụng cơ hội này, cuối tháng 9-1940, phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương, từ đây nhân dân ta lâm vào tình thế “một cổ hai tròng”. Tháng 11-1940, bọn quân phiệt Thái Lan theo lệnh phát xít Nhật tiến đánh Campuchia. Thực dân Pháp bắt lính Nam bộ ra trận làm bia đỡ đạn cho chúng. Căm thù thực dân Pháp và được cổ vũ bởi tiếng súng khởi nghĩa Bắc Sơn, nhân dân Nam bộ sục sôi tranh đấu.
Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước cuối những năm 1930 đầu năm 1940, Đảng ta đã chuyển hướng chiến lược chỉ đạo cách mạng. Thế giới đứng trước hiểm họa của chủ nghĩa phát xít; sự đàn áp, bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta lên đến đỉnh điểm, mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 7 (khóa I) từ ngày 6 đến ngày 8-11-1939 tại Bà Ðiểm (Hóc Môn, Gia Ðịnh) nhận định: Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật, cách mạng Đông Dương sẽ bùng nổ. Do vậy, phải đoàn kết thực hiện bằng được nhiệm vụ chính cốt là đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc; chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp, dân tộc và các cá nhân yêu nước.
Tháng 3-1940, Ban Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ do đồng chí Võ Văn Tần làm Bí thư, thảo ra đề cương chuẩn bị bạo động cách mạng. Từ tháng 7 đến tháng 10- 1940, Đảng bộ Nam kỳ liên tiếp tổ chức nhiều cuộc họp để bàn chủ trương và gấp rút lãnh đạo nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, thông qua đề cương; chủ trương thành lập Ban Chỉ huy và Ban Quân sự các cấp; xác định hình thức chính quyền, quốc kỳ, khẩu hiệu; vạch các chính sách đối với nhân dân…
Tinh thần nghị quyết đã sớm đi vào đảng viên, quần chúng. Phong trào cách mạng ở Nam kỳ ngày càng phát triển mạnh mẽ, liên tiếp diễn ra nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đấu tranh. Đặc biệt là các cuộc đấu tranh chống bắt lính diễn ra mạnh mẽ kể từ khi thực dân Pháp bắt thêm lính Việt Nam đem sang chiến trường biên giới Ai Lao (Lào) - Cao Miên (Campuchia) để chống Xiêm (Thái Lan). Khí thế chiến đấu diễn ra hầu khắp Nam kỳ, đặc biệt là ở Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên, Chợ Lớn, Gia Định, Tân An, Vũng Tàu, Trà Vinh...
Trên cơ sở đó, tháng 3-1940, Ban Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ do đồng chí Võ Văn Tần làm Bí thư, thảo ra đề cương chuẩn bị bạo động cách mạng. Từ tháng 7 đến tháng 10-1940, Ðảng bộ Nam kỳ liên tiếp tổ chức nhiều cuộc họp để bàn chủ trương và gấp rút lãnh đạo nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, thông qua đề cương; chủ trương thành lập Ban Chỉ huy và Ban Quân sự các cấp; xác định hình thức chính quyền, quốc kỳ, khẩu hiệu; vạch các chính sách đối với nhân dân…
Ðến giữa tháng 11-1940, trước tinh thần đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là tinh thần phản chiến của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, Xứ ủy Nam kỳ quyết định phát động toàn Nam kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền thuộc địa, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 21-11- 1940, Thường vụ Xứ ủy ra thông báo cho các cấp bộ Đảng nhất loạt phát động nhân dân nổi dậy vào lúc 24 giờ ngày 22- 11-1940. Thời điểm hành động nhất loạt ở các tỉnh Nam kỳ là lúc 0 giờ ngày 22, rạng 23-11- 1940, hiệu lệnh là đèn Sài Gòn tắt hoặc có tiếng súng nổ.
Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương Ðảng họp tại Ðình Bảng (Bắc Ninh) từ ngày 6 đến 9-11- 1940 nhận định điều kiện khởi nghĩa ở Nam kỳ và trong cả nước chưa chín muồi, đề nghị Xứ ủy Nam kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa. Trung ương phái đồng chí Phan Đăng Lưu trở về truyền đạt quyết định của Trung ương cho Xứ ủy Nam Kỳ. Nhưng khi đồng chí Phan Ðăng Lưu về tới Sài Gòn thì lệnh khởi nghĩa đã ban hành tới các địa phương không thể thu hồi; một số cán bộ chủ chốt của Xứ ủy đã bị địch bắt, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra theo kế hoạch.
Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi Thường vụ Xứ ủy ra Đề cương chuẩn bị bạo động (tháng 3-1940), công tác chuẩn bị khởi nghĩa được triển khai rất khẩn trương; các tổ chức phản đế xuất hiện nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn. Mít tinh, biểu tình liên tiếp nổ ra. Nhiều nơi địch đến đánh phá, nhân dân nổi trống mõ, uy hiếp địch, bảo vệ cán bộ. Các đội tự vệ, du kích phát triển ngay trong những xí nghiệp lớn ở Sài Gòn như Ba Son, nhà máy đèn Chợ Quán, trường Bách Nghệ...
Ở nông thôn, phần lớn các xã đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích. Các cơ sở sản xuất vũ khí làm việc suốt ngày đêm. Nhân dân quyên góp kim khí để đúc đạn; xuất hiện những cơ sở làm bom, lựu đạn xi măng, súng thô sơ ở Móp Xanh (Tân An), Bà U (Mỹ Tho), chùa Hòa Thượng Đồng (Rạch Giá)… Phong trào chống chiến tranh, chống bắt lính với khẩu hiệu “không một đồng xu, không một người lính cho đế quốc chiến tranh” ngày càng lan rộng. Công tác binh vận được tổ chức ráo riết, phần lớn trong số 15.000 binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Sài Gòn sẵn sàng phối hợp nổi dậy.
Tuy nhiên, vì kế hoạch khởi nghĩa bị địch biết trước nên chúng lùng sục bắt bớ, giữ binh lính người Việt ở trong trại, tước vũ khí của binh lính phản chiến. Dù vậy, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch vào đêm 22 rạng sáng 23-11-1940. Khởi nghĩa bùng nổ đồng loạt tại hầu hết các tỉnh Nam kỳ với tinh thần quyết liệt, mạnh nhất là ở Gia Ðịnh, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long... Lực lượng vũ trang và quần chúng đã nổi dậy tiến công địch ở các xã, tập kích nhiều đồn bốt, tiến đánh một số quận lỵ, phá hỏng nhiều cầu, đường... Tại một số xã, quận, chính quyền địch hoang mang, tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở những nơi đã thành lập chính quyền cách mạng và trong nhiều cuộc biểu tình. Bọn phản cách mạng bị xét xử. Ruộng, thóc của địa chủ phản động được chia cho dân cày nghèo.
Tháng 12-1940, Xứ ủy Nam kỳ họp ở Bà Quẹo (Gia Định) quyết định rút lui cuộc khởi nghĩa để tránh tổn thất, đưa lực lượng còn lại xây dựng căn cứ U Minh và Đồng Tháp Mười. Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ bị thực dân Pháp đàn áp, nhiều đồng chí cán bộ kiên trung của Ðảng hy sinh. Tính từ ngày 22- 11 đến ngày 31-12-1940, thực dân Pháp gây ra hơn 5.000 vụ bắt bớ; hàng ngàn người bị xử tử, tù đày, tra tấn vô cùng tàn bạo. Tuy vậy, cuộc khởi nghĩa đã thể hiện được sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân các tỉnh Nam bộ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo của Ðảng.
Vào đêm 22, rạng sáng ngày 23-11-1940, dưới sự lãnh đạo của các đảng bộ thuộc Xứ ủy, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đã bùng nổ đồng loạt hầu hết ở các tỉnh Nam kỳ với tinh thần quyết liệt, khí thế tiến công mạnh mẽ. Do điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, khởi nghĩa thất bại nhưng để lại ý nghĩa lịch sử và bài học sâu sắc. Đây là một trong những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu tranh đấu bằng võ lực. Cuộc khởi nghĩa thể hiện được sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân các tỉnh Nam bộ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng.