Trong 2 cuộckháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,ềnpháthuytruyềnthốngxãanhhùkèo nhà cái 5.top toàn xã Thanh Tuyền (Dầu Tiếng)đã hiến dâng cho đất nước 450 người con ưu tú vì độc lập tự do của dân tộc.Ngày nay, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ và chính quyền, bộ mặt của quêhương có truyền thống cách mạng kiên cường này đã thay da đổi thịt.
Bia kỷ niệmChiến dịch Lê Hồng Phong Từ nhân chứngsống
“Ngày 25-8-1945 có thể nói là ngày trọng đại nhất của ngườidân Thanh Tuyền khi đứng lên giành lại chính quyền. Không thể tả được nỗi sungsướng khi biết mình được độc lập tự do, sau bao nhiêu năm chìm trong bóng đêmđày ải, khổ sở” - ông Trần Phước Lý, 94 tuổi ở ấp Lâm Vồ, xã Thanh Tuyền vẫnnhớ như in khoảnh khắc thiêng liêng nhất của đời mình, của quê hương mình cáchnay 67 năm. Ông là một trong những nhân chứng sống ít ỏi chứng kiến từng thờikhắc lịch sử trọng đại của đất nước qua hai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ với tinh thần kiên cường, bất khuất của người dân ThanhTuyền. Đã gần 70 năm trôi qua nhưng với ông Lý như mới diễn ra ngày hôm qua:“Do sưu cao thuế nặng, người dân Thanh Tuyền bị bần cùng hóa khiến những ngườinông dân như chúng tôi đã nghèo khổ càng nghèo khổ thêm; ăn mặc rách rưới,nhiều người phải mang bao bố để che thân. Lại thêm nạn dịch bệnh chấy, rận, bùchét gây ra nhiều bệnh tật, vậy mà bọn cầm quyền Pháp tận thu lúa gạo, cung cấpcho Nhật, dân ta vô cùng khổ sở. Không chỉ bọn cầm quyền Pháp, mà quân Nhậtcũng kéo về cả một đại đội bộ binh và chúng thiêu rụi 56 căn nhà dân ở BưngCòng, Rạch Kiến nằm dọc theo liên tỉnh lộ 14, nay là đường ĐT744. Chúng ra sứccướp bóc, vơ vét tài sản của dân, bắt trâu, bò, gà, hãm hiếp phụ nữ, người dân ThanhTuyền lâm vào cảnh cùng quẫn. Khi đó tôi giữ chức vụ chính trị viên, nghe tinđồng chí Văn Công Khai ra hiệu triệu, tôi cùng vài thanh niên trong xóm viếttrên truyền đơn với nội dung “Bọn Pháp đày ải bắt bớ, dân ta quá thống khổ đứnglên giành độc lập”. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, sáng ngày 25-8-1945 đồng bào từấp Bưng Còng, Rạch Kiến, Xóm Bưng, Đường Long, tiến về Bến Súc, vào công sở đốthủy giấy tờ nợ thuế, xóa bỏ hoàn toàn bộ máy tay sai của địch.
Lần đầu tiên trong lịch sử, ông Lý cùng hàng ngàn người dânThanh Tuyền đã tận hưởng được giá trị thật sự của tự do, độc lập với vô vàngsung sướng và hạnh phúc. Tuy nhiên, nỗi vui mừng ấy chưa được bao lâu thì giặcPháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa và nhân dân Thanh Tuyền tiếp tụcđứng lên suốt chiều dài lịch sử, hết chống thực dân Pháp đến kháng chiến chốngMỹ cứu nước.
Trong hai cuộc kháng chiến đó có biết bao người mẹ, ngườichị là những nông dân, công nhân cao su sống cuộc đời bình dị giữa chốn làngquê, tự nguyện đóng góp sức người, sức của cho cách mạng, cho cuộc kháng chiếnchống kẻ thù xâm lược với tâm nguyện “Thà hy sinh tất cả chớ nhất định khôngchịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, lời kêu gọi đồng bào cả nước kháng chiếncủa Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêugọi ấy, các mẹ, các chị đã âm thầm đưa tiễn chồng, con em mình đi kháng chiến,sẵn sàng hiến dâng những người thân yêu nhất của mình và cả đời mình cho quêhương mà chẳng màng đến lợi danh.
Bí thư Đảng ủy xã Thanh Tuyền Trần Thúc Bảo cho biết, cũngnhư ông Lý, biết bao người dân bình dị khác, hết lần này, đến lần khác chống ápbức bóc lột, chống địch gom dân, cào nhà bắt lính. Tham gia đóng góp lươngthực, đào hầm, nuôi giấu cán bộ, du kích, đi dân công, tải đạn, tải thương. Rấtnhiều người bị địch bắt, cầm tù, bị tra trấn dã man trong những lần tiếp tế chocách mạng cũng như trong những cuộc càn quét, ném bom, rải chất độc hóa học củakẻ thù nhưng những gian nguy ấy không hề làm người dân Thanh Tuyền nao núng.Hết lớp người này đến lớp khác không sợ hy sinh mất mát, sẵn sàng đóng góp tấtcả vì độc lập tự do cho nước nhà.
Hướng đến tươnglai
Có được điều đó là tổ chức Đảng ở Thanh Tuyền đã xây dựngđược thế trận lòng dân vững chắc. Trong hai cuộc kháng chiến, biết bao trậnchiến, bao lực lượng cách mạng xây dựng căn cứ tại Thanh Tuyền lần lượt hy sinhvì bom đạn kẻ thù, nhưng thế trận căn cứ cách mạng trong lòng dân vẫn tồn tạilàm nên biết bao chiến công hiển hách.
Kết thúc hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, toàn xãcó hàng ngàn người tham gia cách mạng, hàng trăm người bị địch bắt cầm tù, có450 liệt sĩ và 45 bà mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có mẹ chỉ có mộtngười con duy nhất là liệt sĩ nhưng cũng có mẹ hiến dâng cho Tổ quốc đến 3, 4người con của mình như mẹ Nguyễn Thị Nhân, Phạm Thị Ba, Võ Thị Thôn...
Vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhân dân Thanh Tuyền ngườitrước ngã xuống, người sau tiếp bước cha ông cùng đứng lên tham gia khángchiến. Mỗi xóm ấp, mỗi tên làng ngày nay như Đường Long, Bưng Còng, Bến Súc,Rạch Kiến, Xóm Bưng, Xóm Lẫm... còn in dấu chiến công của Đảng bộ và nhân dânThanh Tuyền, của biết bao cán bộ chiến sĩ các đơn vị chủ lực chiến đấu, lậpcông trên mảnh đất này.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, phát huy truyềnthống đoàn kết, người dân Thanh Tuyền với tinh thần lao động cần cù, sáng tạođã vượt qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, từng bước khắc phục hậu quả chiếntranh khai hoang, phục hóa, xây dựng lại cuộc sống từ đống tro tàn. Người dânchấp nhận đổ mồ hôi tới hàng chục năm ròng rã để xóa đói giảm nghèo. Những conđường thênh thang, xe cộ đua chen, những vườn cao su xanh biếc, những vườn câytrái sum suê bỏ lại đằng sau lũy trelàng một quá khứ đói nghèo...
Bí thư Đảng ủy Trần Thúc Bảo cho biết thêm, Thanh Tuyền làquê hương của anh hùng Ngô Văn Trị và là xã anh hùng nên trong chặng đường tiếptheo, Đảng bộ Thanh Tuyền tiếp tục phát huy truyền thống xã anh hùng, nhất địnhphấn đấu nhiều hơn nữa, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, động viêncác tầng lớp nhân dân đoàn kết, chung sức chung lòng hăng hái tham gia lao độngsản xuất, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội lần thứXI của Đảng đề ra.
HÒA NHÂN