Thưa Tiến sĩ John Hamre,ủtịchnướcTrươngTấnSangphátbiểutạcúp nhà vua tây ban nha Chủ tịch – Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứuChiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ,
Thưa các quý vị và các bạn,
Tôi vui mừng tới thăm và phátbiểu với các quý vị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ(CSIS). Trong khán phòng hôm nay, tôi được biết nhiều học giả có tên tuổi,nhiều vị đã có mối quan tâm lâu dài với Việt Nam. Nhiều vị đã và đang có nhữngđóng góp rất quan trọng cho mối bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Xin gửi tới các quývị lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành nhất.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiếnlược và Quốc tế Hoa Kỳ.
Tôi đánh giá cao vai trò củaCSIS, với tư cách là một trung tâm học thuật, nghiên cứu chiến lược hàng đầu ởHoa Kỳ và trên thế giới, trong việc tăng cường đối thoại, hiểu biết giữa chínhgiới, học giả và nhân dân các nước, cũng như đóng vai trò rất quan trọng trongviệc nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến an ninh, hòa bình, ổn địnhvà thịnh vượng trên thế giới. Đó là những quan tâm và lợi ích mà tất cả cácnước đều chia sẻ. Đây chính là nhân tố quan trọng và rất cần thiết để thúc đẩysự hợp tác và phát triển của mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạntới.Tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩvề khung cảnh của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và quan hệ Việt Nam –Hoa Kỳ trong khung cảnh đó.
Những chuyển dịch sâu sắc, chưatừng có trên toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua khẳng định, trong Thế kỷ 21,khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhấtvà đóng vai trò đầu tầu trong liên kết kinh tế thế giới. Đây là khu vực tậptrung 10 trong số 20 nền kinh tế lớn nhất, với tỉ trọng thương mại xuyên TháiBình Dương hiện đã chiếm 2/3 thương mại toàn cầu, đóng góp gần 40% tăng trưởngtoàn cầu.
Châu Á – Thái Bình Dương ngày nayđang đem lại cơ hội cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Hoa Kỳ cùng chia sẻbờ biển Thái Bình Dương, Châu Âu với những mối liên hệ lịch sử, các nước ven bờẤn Độ Dương gắn chặt với Thái Bình Dương qua eo biển Ma-lắc-ca. Sự thịnh vượngkinh tế của mỗi nước tại khu vực – dù đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, HànQuốc, hay Ấn Độ và các nước ASEAN – đều đóng góp cho sự thịnh vượng chung củacả khu vực. Và ngược lại, một Châu Á phồn vinh cũng tạo đà mạnh mẽ cho sự pháttriển của mỗi nước trong khu vực. Sự phát triển của khu vực gắn liền với phầncòn lại của thế giới. Do đó, việc các nước lớn đặt Châu Á – Thái Bình Dương ởvị trí ưu tiên trong chính sách của mình là điều tất yếu.
Những cơ hội to lớn mà Châu Á –Thái Bình Dương đem lại đang thúc đẩy xu hướng hợp tác, liên kết năng động. Cácdiễn đàn khu vực và liên khu vực như APEC, ASEM tiếp tục đóng vai trò quantrọng trong liên kết giữa các nước ven bờ Thái Bình Dương với châu Á, giữa ChâuÂu với Châu Á. Trong vài năm gần đây, bên cạnh việc triển khai các hiệp địnhthương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã ký kết, các nước cũng đangthúc đẩy mạnh mẽ các liên kết kinh tế mới sâu rộng hơn rất nhiều về cấp độ, quymô và không gian kinh tế, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Khu vực thương mại tự doĐông Bắc Á. Tất cả các kênh liên kết này sẽ chiếm tỉ trọng lớn và sẽ đem đếnnhững thay đổi đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu, góp phần tạo động lực pháttriển mới, đồng thời mở ra triển vọng hướng tới một khu vực thương mại tự dochung cho toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Có thể nói, việc thựchiện thành công các liên kết này có tầm quan trọng chiến lược với tất cả chúngta.
Thưa các quý vị,
Những tiềm năng của khu vực làhết sức to lớn. Thế nhưng, những tiềm năng đó có trở thành hiện thực hay khôngphụ thuộc vào môi trường hòa bình, an ninh khu vực. Bảo đảm một môi trường hòabình, ổn định, ngăn chặn và kiểm soát các xung đột là trách nhiệm chung của cácnước trong và ngoài khu vực.
Việc xây dựng và củng cố một cấutrúc khu vực nhằm tăng cường hợp tác, kết nối giữa các nước về kinh tế, thươngmại, chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội chính là sự đảm bảo hữu hiệu nhất chohòa bình và thịnh vượng. Nằm ở trung tâm của khu vực trải rộng từ Thái BìnhDương tới Ấn Độ Dương và là cầu nối giữa các cường quốc, các nước vừa và nhỏ,ASEAN có vị trí hết sức quan trọng trong các tiến trình hợp tác ở Châu Á. Chínhvì vậy mà các nước đều thừa nhận vai trò trung tâm của Hiệp hội ASEAN trong cấutrúc khu vực đang định hình.
Để bảo đảm môi trường hòa bình,an ninh và phát triển, ASEAN sẽ tăng cường hoạt động của cơ chế, diễn đàn, thúcđẩy việc xây dựng và thực hiện các công cụ, chuẩn mực, quy tắc. Trong vấn đề anninh, an toàn và tự do hàng hải, ASEAN kiên trì thúc đẩy đối thoại, xây dựnglòng tin, thực hiện đầy đủ DOC, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòabình, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.Việc ASEAN và Trung Quốc mới đây đạt được nhất trí về khởi động tham vấn chínhthức nhằm hướng tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là dấu hiệu tích cựcban đầu và cần tiếp tục được thúc đẩy.
Về kinh tế, ASEAN là giao điểmcủa nhiều mạng kết nối kinh tế - thương mại tại Châu Á – Thái Bình Dương. ASEANsẽ nỗ lực hơn nữa nhằm gắn kết các hiệp định thương mại tự do song phương cũngnhư đa phương, thúc đẩy việc hướng tới một khu vực thương mại tự do chung chotoàn khu vực. Xu thế hướng tới liên kết khu vực chặt chẽ sẽ là chất xúc tácmạnh mẽ cho các mối quan hệ kinh tế và lợi ích đan xen giữa các nước, một bảođảm cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng lâu dài.
Các nước lớn luôn có vai trò quantrọng trong các mối quan hệ quốc tế, trong các cơ chế đa phương và tại Châu Á –Thái Bình Dương. Tăng cường quan hệ với các nước đối tác quan trọng luôn là mộtưu tiên của ASEAN cũng như Việt Nam. Trong việc xử lý các vấn đề an ninh, điềumà ASEAN mong muốn là hòa bình, ổn định được duy trì, các cơ chế khu vực pháthuy vai trò, luật pháp quốc tế được tôn trọng. Chúng tôi mong muốn tất cả cáccường quốc đóng góp một cách có trách nhiệm vào nỗ lực chung này. Hiệp hội sẽkhông trở thành công cụ cho bất cứ sự đối đầu và chia rẽ nào, một điều sẽ khôngđem lại lợi ích cho bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ.
Trong bối cảnh đó, việc xây dựngthành công Cộng đồng ASEAN tự cường vào năm 2015 đã trở thành ưu tiên số mộtcủa các nước thành viên Hiệp hội. Đối với Việt Nam, đây là một nội hàm hết sứcquan trọng trong đường lối đối ngoại chúng tôi. Chúng tôi đã và sẽ tham gia vàocác hoạt động của ASEAN một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm, gắn lợiích quốc gia của mình với lợi ích chung của Hiệp hội nhằm củng cố vai trò, vịthế của ASEAN, duy trì và tăng cường đoàn kết, đồng thuận nội khối. Có như vậy,ASEAN mới có đủ sức mạnh, tự cường đểxây dựng thành công Cộng đồng. Chúng tôi cũng sẽ cùng các nước phấn đấu đưaHiệp hội trở thành hạt nhân trung tâm trong tiến trình hợp tác khu vực, tăngcường mối quan hệ tương tác sâu rộng với các nước đối tác nhằm phục vụ các mụctiêu và lợi ích chung.
Thưa các quý vị,
Trong lòng một khu vực châu Á –Thái Bình Dương năng động và giàu tiềm năng, mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đãthực sự được mở rộng và nâng tầm trên nhiều lĩnh vực, cả bề rộng, bề sâu cũngnhư hiệu quả của các lĩnh vực đó. Nếu nhìn lại cả chặng đường dài lịch sử,chúng ta mới thấy được những bước tiến, những thành tựu trong quan hệ hai nướcngày nay là rất có ý nghĩa.
Như các quý vị có thể đã biết,cách đây 100 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ trên conđường đi tìm tự do và độc lập cho dân tộc mình. Người đã chia sẻ những khátvọng chung của loài người, được Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson nêu trongTuyên ngôn 1776 khai sinh ra nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ: đó là khát vọng đượcsống, bình đẳng, tự do và hạnh phúc. Tháng 2/1946, không lâu sau khi nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống HoaKỳ Truman, bày tỏ mong muốn hai dân tộc cùng dựng xây mối quan hệ “hợp tác đầyđủ”. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, năm 1995, hai nước đã chính thứcthiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Đối với Việt Nam, việc tăng cườngquan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nằm trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đadạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đưa các mốiquan hệ với các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định. Sáng hôm nay, tôiđã có cuộc hội đàm với Ngài Tổng thống Obama. Tôi vui mừng thông báo với cácbạn, Việt Namvà Hoa Kỳ đã nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện. Theo đó, hợptác giữa hai nước sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực: chính trị - đối ngoại, kinhtế, thương mại, đầu tư, giáo dục, khoa học – công nghệ, quốc phòng - an ninh.Chúng ta sẽ tiếp tục hình thành những cơ chế đối thoại và hợp tác với nhữngchương trình cụ thể nhằm đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu và phát triểnthực chất.
Một nội dung quan trọng nữa làViệt Namvà Hoa Kỳ đã tái khẳng định quyết tâm và cam kết cùng các nước thành viên kếtthúc đàm phán TPP theo lộ trình đã đề ra, hướng tới một hiệp định cân bằng vìphát triển. Với việc hướng tới tham gia vào liên kết kinh tế quan trọng hàngđầu này, Việt Namtiến một bước lớn trên con đường hội nhập quốc tế toàn diện, đồng thời đóng gópvào sự năng động, phồn vinh của khu vực. Chúng tôi mong muốn hiện thực hóanhững lợi ích về thương mại, đầu tư, công nghệ, tiếp cận các công đoạn cao hơncủa chuỗi giá trị và cung ứng ở khu vực và trên toàn cầu, tạo việc làm và gópphần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân.Việc tham gia TPP cũng góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mớimô hình tăng trưởng và cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Cố nhiên,quá trình này không hề đơn giản với một nước đang phát triển như Việt Nam. Bên cạnhcố gắng cao độ của chúng tôi thì sự linh hoạt và hợp tác của Hoa Kỳ cũng là yếutố rất quan trọng.
Chúng tôi nhận thức rõ rằng mốiquan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển ổn định, lâu dài, thực chất không chỉ có ýnghĩa quan trọng đối với mỗi nước mà còn có tầm quan trọng đối với hòa bình, ổnđịnh, hợp tác và phát triển ở khu vực. Chúng tôi hoan nghênh cam kết của Tổngthống Obama tiếp tục chính sách tăng cường hợp tác với CA-TBD vì hòa bình, ổnđịnh, hợp tác ở khu vực; coi ASEAN là trụ cột chính trong chính sách này, ủnghộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và bày tỏ sự ủng hộ đốivới việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Bêncạnh khuôn khổ TPP, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác với Hoa Kỳ trên nhiều diễn đànkhác nhau, trong đó có các cơ chế của ASEAN, hợp tác Tiểu vùng Mê Công, Cấp caoĐông Á và APEC.
Đương nhiên, hai nước sẽ tiếp tụcphải giải quyết những vấn đề còn tồntại. Là một dân tộc có truyền thống hòa hiếu, Việt Nam chủ trương “gác lại quá khứ vàhướng tới tương lai”. Trong bất cứ mối quan hệ quốc tế nào, việc tồn tại cácbất đồng và khác biệt là điều bình thường. Việc chúng ta cần làm là xây dựnglòng tin, xây dựng quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bìnhđẳng, thể chế chính trị và cùng có lợi.
Nhìn lại lịch sử quan hệ giữaViệt Namvà Hoa Kỳ, việc xác lập quan hệ Đối tác toàn diện hôm nay là kết quả của mộtquá trình hợp tác hướng tới tương lai của cả hai bên. Bắt đầu từ những nỗ lựcnối lại quan hệ sau chiến tranh, đến tháng 7/1995, bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ đãchính thức được thiết lập, mở ra một chương hoàn toàn mới trong quan hệ giữahai nhà nước và nhân dân hai nước. Trong 18 năm qua, mối bang giao Việt Nam – Hoa Kỳ đãcó những bước phát triển nhanh chóng. Năm 2005, hai nước đã xác lập khuôn khổ“quan hệ đối tác ổn định và bền vững”.
Cùng với các bước phát triển củaquan hệ, phương cách quan hệ giữa hai bên đang dần thay đổi. Mô thức quan hệgiữa hai cựu thù mà đặc trưng là những chính sách bao vây, cấm vận, trừng phạttrước đây đã nhường chỗ cho các chính sách hòa giải và hợp tác nhiều mặt, đốitác xây dựng mà đặc trưng là tôn trọng thể chế chính trị của nhau, cùng có lợi,đối thoại, gia tăng giao lưu để thu hẹp khác biệt… Đến nay quan hệ kinh tế,thương mại Việt Nam– Hoa Kỳ đã phát triển nhanh chóng. Từ năm 2005, Hoa Kỳ đã trở thành thị trườngxuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.Kim ngạch thương mại hai chiều tăng gấp 54 lần trong 18 năm. Tổng vốn đầu tưnước ngoài (FDI) của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính đến cuối tháng 5/2013 đạt 10,5 tỷUSD, đứng thứ 7 trong số các nước, vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Hợptác về khoa học, công nghệ, hợp tác về văn hóa, giáo dục, du lịch, quốcphòng-an ninh cũng đang phát triển sâu rộng. Các hoạt động hợp tác về y tế vànhân đạo như rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, vấn đề dichứng và chất độc da cam dioxin, tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh… đãcó sự hợp tác tốt và hiệu quả cao, có sức lan tỏa lớn từ cả hai phía.
Thưa các quí vị,
Thông điệp mà tôi muốn nhấn mạnhvới quí vị là Việt Nam mong muốn hai nước sẽ tăng cường hợp tác toàn diện vìlợi ích của nhân dân hai nước, cùng chung tay đóng góp và vun đắp cho một ChâuÁ – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động và thịnh vượng. Và chúng tacần nỗ lực, hết sức nỗ lực hợp tác với nhau trên tinh thần tôn trọng, bình đẳngvà cùng có lợi vì mục tiêu chung đó.
Tôi cảm ơn Tiến sĩ John Hamre vàquí vị về buổi đón tiếp trọng thể này. Mong rằng CSIS sẽ tiếp tục có nhiều cuộchội nghị, hội thảo, tọa đàm nhằm trao đổi những ý tưởng về các tiến trình hợptác tại Châu Á – Thái Bình Dương, về sự phát triển của quan hệ Việt Nam – HoaKỳ. Mong rằng mỗi quý vị có mặt tại đây sẽ tiếp tục những đóng góp tích cực vàcó ý nghĩa cho những tiến trình đó, như quý vị đã và đang làm.
Xin trân trọng cảm ơn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang