Nguyễn Thị Hoài Anh là một trong những nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu NSƯT lần thứ 10. Biên đạo múa của Nhà hát Chèo Hà Nội xúc động trong giây phút được nhận bằng khen và danh hiệu cao quý: "Tôi rất hạnh phúc và tự hào khi thành quả lao động,àiAnhxúcđộngnhậndanhhiệuNSƯTsaunămtheonghềmútrực tiếp đá banh world cup cống hiến cho nền nghệ thuật được công nhận bằng một dấu mốc mới trong sự nghiệp. Đây là nguồn khích lệ tinh thần, là động lực để tôi cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai".
Biên đạo múa Hoài Anh cho biết, danh hiệu NSƯT đối với cô là sự vinh dự đồng thời là thử thách. "Trở thành một NSƯT, tôi tự nhủ bản thân phải xứng đáng với danh hiệu được trao tặng. Tôi luôn trăn trở việc không ngừng học hỏi, cập nhật, đào sâu tư duy để sáng tạo nên những vở diễn chất lượng. Thế hệ trẻ sau này rất giỏi và cũng rất hiểu biết nên tôi nghĩ mình phải luôn thay đổi, cố gắng đóng góp công sức nhỏ bé vào việc phát triển nghệ thuật múa, đặc biệt là múa truyền thống, dân gian giúp giữ gìn bản sắc dân tộc không bị mai một", Hoài Anh tâm sự.
Để có được niềm vui ngày hôm nay, NSƯT Hoài Anh phải trải qua không ít khó khăn trong gần 32 năm đắm đuối với nghệ thuật múa truyền thống. Dù có nhiều năm học và làm nghề múa chuyên nghiệp, khi chuyển sang biên đạo múa cho các vở diễn trên sân khấu truyền thống, Hoài Anh phải mất cả năm trời để tìm tòi, học hỏi các trình thức múa trong chèo, tuồng, cải lương.
Nghệ sĩ nói mình may mắn sinh ra và lớn lên trong cái nôi nghệ thuật khi ông bà, các bác, các cậu đều làm nghề nên có cơ hội tiếp xúc với múa từ nhỏ. Tuy nhiên, trước đây khi học múa, cô chỉ có cơ hội tiếp cận với các trình thức múa thông qua sách vở. Vì mỗi loại sân khấu lại có những trình thức múa khác nhau, thời kỳ đầu, cô phải nghiên cứu và tự tìm tòi rất nhiều.
"Xuyên suốt một vở diễn, múa phải ăn ý với nội dung kịch bản, ý đồ đạo diễn, âm nhạc… Có nhiều trình thức múa rất khó và không phải diễn viên nào cũng làm được, đó là lúc cần đến biên đạo múa để hướng dẫn, chỉ bảo cho các diễn viên, tạo ra tiết mục mãn nhãn, hòa hợp nhất", NSƯT Hoài Anh cho biết.
Nữ nghệ sĩ tâm sự, khi thưởng thức các tiết mục múa trên sân khấu, khán giả chỉ nhìn thấy những gì lộng lẫy, cao sang nhất. Song để đạt được vẻ đẹp đó, người nghệ sĩ phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức để rèn luyện.
Hoài Anh nói mỗi khi được đứng trên sân khấu, cô được thăng hoa và đắm chìm vào "thánh đường nghệ thuật", được là chính mình, gửi gắm những tâm tư, tình cảm, ước vọng vào bài múa nhằm lan tỏa thông điệp nhân văn đến công chúng.
Dù gặp không ít khó khăn trong việc làm nghề, Hoài Anh thấy điều khiến cô phải cố gắng hơn cả là cân bằng được giữa gia đình và công việc. Nghề biên đạo múa yêu cầu cô thường xuyên phải đi các tỉnh để dàn dựng những vở diễn. Khác với các biên đạo nam có thể ở lại địa phương vài ngày thậm chí nửa tháng, Hoài Anh thường chọn cách đi về trong ngày để quán xuyến công việc gia đình.
Nghệ sĩ kể nhiều lần phải di chuyển từ 3-4h sáng đến địa phương dàn dựng vở diễn sau đó chiều lại về nhà, sáng hôm sau tiếp tục lên đường.
"Có những thời điểm hội diễn cả tháng trời ngày nào cũng vậy, lịch trình đó cứ lặp đi lặp lại. Ngay cả thời gian đi trên đường tôi cũng ít khi nghỉ ngơi mà tranh thủ cảm nhạc, đọc kịch bản, nghĩ thêm ý tưởng để đến nơi các diễn viên không phải chờ đợi", Hoài Anh cho biết.
Vượt qua được những thử thách đó, cô tự hào khi đạt được những kết quả công việc như mong muốn, đặc biệt là hoàn thành trách nhiệm của người phụ nữ cho gia đình êm ấm.
NSƯT Nguyễn Thị Hoài Anh sinh năm 1982, sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật khi ông ngoại là NSND Mạnh Tuấn, bác là NSND Minh Thu, các cậu là biên đạo múa NSƯT Tuấn Khôi, NSƯT Tuấn Kha.
Cô thi đỗ Học viện Múa Việt Nam hệ 7 năm khi 11 tuổi. Năm 2006, Hoài Anh đỗ khoa Múa của Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, sau đó tốt nghiệp thủ khoa và vào biên chế Nhà hát Chèo Hà Nội làm việc từ 2010 đến nay. Năm 2018, cô tốt nghiệp thạc sĩ ngành Nghệ thuật sân khấu tại Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.