Ký ức không phai_ty le
Mẹ VNAH Vương Thị Giềng(ngồi giữa) thường xuyên được lãnh đạo,ýứckhôty le các ban ngành thị trấn Mỹ Phước đếnthăm
Mẹ VNAH Vương Thị Giềnglà con của mẹ VNAH Lê Thị Cảnh, là vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Mông, là mẹ của 3liệt sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn, Nguyễn Văn Dung, Nguyễn Kim Sang. Truyền thống bất khuấtcủa gia đình hòa cùng tinh thần yêu nước của vùng đất anh hùng Bến Cát đã vẽnên chân dung mẹ VNAH Vương Thị Giềng chịu thương chịu khó, đảm đang, tháo vác,gan dạ, kiên cường, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc nhỏ nhoi của bản thân vì sự nghiệpgiải phóng dân tộc.
Mẹ xuất thân trong gia đình thuần nông. Tuổi thơ không đượcbình yên bởi gắn liền với vùng đất chiến tranh ác liệt. Từ nhỏ, truyền thốngyêu quê hương, căm thù giặc ngoại xâm đã ăn sâu trong tâm thức nên ở tuổi thiếuniên, mẹ đã tham gia đội tiếp tế liên lạc, hăng hái cưa cây, đào hố cản đườnggiặc thù.
Đến tuổi trưởng thành, mẹ lập gia đình với trung đội trưởng du kíchNguyễn Văn Mông. Cũng như bao người dân Bến Cát, hạnh phúc gia đình mẹ cứ chôngchênh theo tình hình chiến sự. Thời gian vợ chồng bên nhau được đếm trên đầungón tay, khoảng cách càng xa khi ông Mông bị bắt giam ở Bến Cát năm 1947, baolần bị tra tấn dã man nhưng ông kiên quyết không khai nửa lời, giặc căm tức đemông ra Cầu Đò chặt đầu thả sông cùng hai người em ruột của mẹ.
Nỗi đau vợ mất chồng, con mất cha khiến lòng căm thù giặc củamẹ càng dâng trào. Từ đó, mẹ sống cuộc sống nợ nước thù nhà. Mẹ bồi hồi kể lạichút ký ức không phai: “Những năm 1950, ban ngày ra đồng làm ruộng nhưng cũnglà chiến sĩ giao liên, cung cấp tin tức, lương thực cho đồng đội. Nguy hiểm nhấtlà lần giấu truyền đơn trong người vượt qua bao đồn bót giặc, đến thẳng cơ quanquốc tế tố cáo chế độ Ngô Đình Diệm, cũng may không bị phát hiện, lộ ra là chếtlần đó rồi”.
Đầu năm 1961 mẹ bị bắt, giam cầm ở Bến Cát rồi giải đi nhàtù Phú Lợi, Chí Hòa, Thủ Đức, bị tra tấn dã man nhưng không khai thác được gìnên năm 1964, mẹ được trả tự do. Nỗi đau mất chồng chưa nguôi ngoai thì năm1968, cả 3 đứa con yêu quý của mẹ đều lần lượt hy sinh. Anh Nguyễn Ngọc Ẩn (biệtdanh Hiền Sơn), khi bị địch phát hiện anh kiên quyết không đầu hàng, địch tungtrái nổ xuống hầm, anh hy sinh tại Phước Hòa. Anh Nguyễn Kim Dung, thoát ly giađình từ năm 1961, anh dũng hy sinh trong trận chống càn tại Hố Bò.
Chị NguyễnKim Sang (bí danh Ngọc Thu), hoạt động trong đoàn văn công, hy sinh tại PhướcHòa. Còn nỗi đau nào hơn, khi người mẹ nhìn thấy con mình bị giết hại, chết lặngtrong lòng nhưng phải giấu nước mắt vào trong. Vì nhận con, mẹ cũng sẽ bị xử tử.Mẹ phải sống để trả thù cho chồng con, mẹ phải sống để thực hiện bao nhiệm vụ củatổ chức giao.
Bà Lê Thị Băng Châu, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mỹ Phước cho biết, thị trấn có 27 mẹ VNAH nhưng đến nay chỉ còn 2 mẹ còn sống, đó là mẹ Vương Thị Giềng và mẹ Trịnh Thị Điệp. Mẹ VNAH là pho sử sống, là niềm tự hào của địa phương, là tấm gương sáng để các thế hệ noi theo, nên ngoài các chế độ, chính sách của Nhà nước, địa phương luôn chú trọng công tác chăm sóc mẹ; Mạnh Thường Quân trên địa bàn chung tay chăm lo đời sống của mẹ; các ban, ngành đoàn thể thường xuyên đến thăm, trò chuyện với ước mong mẹ trường thọ cùng con cháu, cùng bà con.
Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày các con hy sinh, thờigian được sánh bằng cả một đời người, thời gian đủ để cuốn phăng tuổi thanhxuân, nước mắt mẹ cũng đã cạn khô, bước chân không còn vững. Đêm đêm mẹ vẫn lẳnglặng gửi bao niềm thương nhớ qua làn khói nhang đến chồng cùng các con. Tài sảnquý nhất được mẹ cất kỹ trong tủ thờ, khi chúng tôi đến, mẹ liền lấy cho chúngtôi xem những kỷ vật sống mãi với thời gian. Bàn tay run run, mẹ lần mở chiếcvali nhỏ chứa đựng huân chương, huy chương kháng chiến của gia đình cùng rấtnhiều kỷ niệm chương.
Đây là minh chứng hào hùng Nhà nước và nhân dân đã ghi nhậnsự cống hiến của gia đình mẹ cho Tổ quốc. Khi gợi nhớ về những mất mát trong cuộcđời, từng giọt nước mắt hiếm hoi của tuổi già rơi rớt. Nước mắt của những ngườimẹ VNAH đã chảy thành sông, thành biển nuôi lớn đất nước này. Giờ đây, chúngcon chỉ cầu mong mẹ có được những tháng ngày bình yên, vui vẻ bên con cháu.Chúng con biết, sức khỏe của mẹ không cho phép mẹ xúc động mạnh. Mong mẹ hãykhép lại quá khứ đau thương, mong mẹ hãy gìn giữ những kỷ vật cho con cháu noitheo, mong mẹ hãy giương cao niềm tự hào của người mẹ VNAH.
Giờ đây, mẹ sống với gia đình người con trai út - anh DươngMinh Sơn. Gia đình mẹ là một trong những gia đình mẫu mực ở thị trấn Mỹ Phước,gia đình tứ đại đồng đường - 4 thế hệ cùng chung một mái nhà, đây là niềm an ủilớn của mẹ. Cùng với sự phát triển của thị trấn Mỹ Phước, con, cháu mẹ đều cókinh tế ổn định. Mẹ sống trong sự quan tâm, chăm lo của con cháu, bà con lánggiềng, chính quyền địa phương thường xuyên đến thăm hỏi, động viên mẹ. Đó là niềmvui, niềm hạnh phúc lớn của mẹ.
CHẤN HƯNG