Các đồng chí lãnh đạo,ủtịchnướcTrầnĐạiQuangtronglòngnhữngngườiởlạatletico huila vs nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo đại diện các cơ quan, ban, ngành Trung ương, địa phương và người thân tới viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Nguồn: TTXVN)
Sáng 26/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo nghi thức Quốc tang tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Ninh Bình - quê hương Chủ tịch nước.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm đoàn đại biểu các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, các tầng lớp nhân dân đã xếp hàng chờ vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Đồng chí ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với gia đình, đồng chí đồng nghiệp, bạn bè và người thân...
Người lãnh đạo chỉ huy ưu tú của lực lượng Công an nhân dân
Trên 45 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Trần Đại Quang đã có hơn 43 năm công tác trong lực lượng Công an nhân dân, trong đó hơn 20 năm đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy quan trọng của lực lượng Công an. Đồng chí đã cùng tập thể Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng vững mạnh, đảm nhiệm tốt vai trò xung kích, nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc đồng chí Trần Đại Quang, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an xúc động ghi sổ tang: “Đảng ủy Công an Trung ương cùng toàn thể tướng lĩnh, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân viên lực lượng Công an nhân dân vô cùng thương tiếc Đại tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người lãnh đạo chỉ huy ưu tú của lực lượng công an nhân dân, tấm gương về lòng trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, có nhiều công lao, đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ phát triển đất nước, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân."
Thượng tướng Tô Lâm khẳng định lực lượng Công an nhân dân luôn ghi nhớ, học tập và nguyện nỗ lực phấn đấu thực sự là thanh bảo kiếm, tuyệt đối trung thành, tin cậy, chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thay mặt lực lượng Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh xúc động ghi vào sổ tang tưởng nhớ Đại tướng Trần Đại Quang: "Trong suốt cuộc đời hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đồng chí là một nhà lãnh đạo giàu nghị lực, có tư duy nhạy bén, sâu sát. Trong thời gian đồng chí giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an, đồng chí là người lãnh đạo bản lĩnh, đầy trách nhiệm, có cuộc sống bình dị, nghĩa tình với đồng chí, đồng đội, gần dân, thương yêu nhân dân. Trên cương vị đứng đầu Nhà nước, đồng chí Trần Đại Quang là người lãnh đạo tận tình, trách nhiệm, cống hiến đến giây phút cuối cùng của cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng."
Dấu ấn của Chủ tịch nước trên lĩnh vực đối ngoại
Có mặt tại Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan chia sẻ Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một nhà lãnh đạo tài năng với tấm lòng nhân ái, đức độ, mẫu mực và luôn nghĩ đến đồng bào, đồng chí.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ấn tượng rất sâu sắc về những đóng góp của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đối với đất nước.
"Tuy anh Quang mới đảm nhiệm cương vị Chủ tịch nước được hơn 2 năm, nhưng đã để lại trong lòng tất cả mọi người sự mến thương bởi tấm lòng và sự nhân ái, hy sinh hết mình vì đất nước, vì nhân dân," nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho biết.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan kể, Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn quan tâm đến cán bộ, chuyên viên của Văn phòng Chủ tịch nước và đã chỉ đạo thực hiện nhiều đổi mới, làm cho đời sống cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng lên.
"Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng thường xuyên thăm hỏi những người về hưu như chúng tôi, luôn hỏi xem cuộc sống như thế nào và có cần giúp đỡ gì không?," nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan xúc động nói.
Đánh giá về những dấu ấn của Chủ tịch nước trên lĩnh vực đối ngoại, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh trong quá trình điều hành và tham gia những cuộc đối thoại với các nước hoặc trên các diễn đàn, ông luôn thể hiện bản lĩnh của người thay mặt nhà nước và bản lĩnh của một vị tướng công an, đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết. Trong những ngày qua, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới và các Nguyên thủ quốc gia đã gửi điện chia buồn về sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Nhận xét về đóng góp của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lĩnh vực đối ngoại, đặc biệt là những đóng góp trong hơn 2 năm là người đứng đầu Nhà nước, ông Nguyễn Huy Luận, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện khẳng định những thành công trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam thời gian qua có dấu ấn quan trọng của cá nhân Chủ tịch nước, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đặc biệt, trên cương vị là đại diện của nước chủ nhà, Chủ tịch nước đã chủ trì thành công Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Trong hơn 900 ngày tại nhiệm, với những nỗ lực không mệt mỏi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế.
Vị Chủ tịch nước giản dị, gần dân
Sự ra đi đột ngột của Chủ tịch nước Trần Đại Quang khiến người dân không khỏi bất ngờ. Trò chuyện với phóng viên với đôi mắt đượm buồn, bà Hoàng Thanh Hà, quê ở Vĩnh Phúc, hiện đang sống ở Hà Nội xúc động cho biết trong cảm nhận của bà, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một vị lãnh đạo thân thiện, giản dị.
Vĩnh Phúc cũng là quê hương của Phu nhân Nguyễn Thị Hiền. Bà Hà chia sẻ dù bận rất nhiều công việc nhưng Chủ tịch nước và Phu nhân luôn dành thời gian về thăm quê hương. Mỗi lần về quê, Chủ tịch nước đều thăm hỏi mọi người với phong cách gần gũi, thân tình và giản dị.
Có mặt trong đoàn người đến viếng từ rất sớm, ông Đỗ Tín Nhiệm (thôn Lại Định, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, họ hàng với Phu nhân của Chủ tịch nước) rưng rưng xúc động: “Trong cuộc sống đời thường, ấn tượng của tôi là Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một người rất gần gũi với dân, thân thiện với mọi người, không hề có những biểu hiện xa dân, quan cách. Chủ tịch nước khi gặp chúng tôi đều bắt tay hồ hởi. Chúng tôi luôn cảm nhận được sự ấm áp, tình cảm thân thiết. Chủ tịch nước đã ra đi. Hôm nay, chúng tôi là những người trong làng xã, trong họ đã đến rất đông để tri ân với Chủ tịch nước cũng như chia buồn cùng gia quyến."
Ông Đỗ Tín Nhiệm cho rằng trên cương vị là người lãnh đạo quan trọng của Việt Nam, những việc làm của Chủ tịch nước trong các lĩnh vực đối nội, đối ngoại đã đóng góp rất nhiều cho đất nước, nhận được sự trân trọng, tình cảm của nhân dân, góp phần củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của đất nước.
Cùng chị gái tới Nhà tang lễ từ 5 giờ sáng để đợi được vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, bà Vũ Thị Thanh Hồng, cán bộ Hội Chữ thập Đỏ quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội tâm sự trong niềm xúc động. Bà và chị mình tới đây từ rất sớm, chỉ với một mong muốn được vào viếng để nhìn Chủ tịch nước lần cuối và vĩnh biệt ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Bà Hồng khẳng định trong tâm thức của bà và rất nhiều người dân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người đã cống hiến hết sức mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự phát triển của đất nước.
Trong dòng người có mặt tại Nhà tang lễ sáng nay, thấp thoáng màu áo xanh của nhiều thanh niên tình nguyện.
Anh Lưu Bá Hoàng, Ủy viên Ban Thường vụ Quận Đoàn Hoàn Kiếm (Hà Nội) chia sẻ, tuy chưa có cơ hội gặp trực tiếp Chủ tịch nước Trần Đại Quang, song trong cảm nhận và ấn tượng của anh, Chủ tịch nước là người trầm tĩnh và luôn vì dân.
"Hôm nay, được tham gia phục vụ Lễ tang của Chủ tịch nước, tôi muốn góp phần thể hiện sự tri ân của thế hệ trẻ đối với những công lao và đóng góp của Chủ tịch nước trong thời gian vừa qua," anh Hoàng cho hay.
Trong sáng 26/9, đông đảo các đoàn đại biểu các ban, ngành Trung ương và địa phương, người dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã đến Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tính đến 11 giờ, khoảng 140 đoàn đến viếng Chủ tịch nước tại Hội trường Thống Nhất. Những dòng người xếp hàng dài lần lượt vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thể hiện tình cảm của bạn bè, đồng chí và người dân trước sự ra đi của Chủ tịch nước. Nhiều kỷ niệm, những ấn tượng tốt đẹp sẽ còn lưu mãi trong lòng người ở lại...
Dòngngười lặng lẽ xếp hàng chờ vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Nguồn: TTXVN)
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong dòng người vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, có đoàn đại biểu là các Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam không ra Thủ đô dự Lễ viếng.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi rất đau thương trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Chúng tôi nguyện đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các giới để xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ như mong ước của Bác Hồ, Trung ương Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam."
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ cảm nhận về Chủ tịch nước Trần Đại Quang: “Vị Chủ tịch vô cùng gần gũi với nhân dân. Với đồng nghiệp bạn bè, đồng chí chân tình, thân thiện và hết lòng. Đồng chí ra đi là nỗi mất mát lớn cho đất nước và gia đình."
Tại quê nhà của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đến 11 giờ ngày 26/9, gần 100 đoàn đại biểu và nhân dân đã vào viếng. Trong không khí trang nghiêm của Lễ viếng, nhiều cán bộ, người dân đã xúc động bày tỏ niềm tiếc thương vị Chủ tịch nước hết lòng vì dân, vì nước, người con ưu tú của quê hương Ninh Bình.
Dẫn đầu đoàn đại biểu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đồng chí Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ghi sổ tang: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho dân tộc. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Chủ tịch nước và gửi tới gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất."
Anh Nguyễn Văn Thọ, xóm 3, xã Như Hòa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình xúc động cho biết gia đình anh có quan hệ thân thiết với gia đình Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Khi nghe tin Chủ tịch nước mất, anh và gia đình vô cùng buồn. Khoảng 3 giờ ngày 26/9, anh đã đạp xe từ nhà lên khu vực tổ chức Lễ viếng để xếp hàng vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Bày tỏ tiếc thương Chủ tịch nước Trần Đại Quang, ông Nguyễn Văn Cư, thương binh hạng 1/4 tại xã Khánh Hội, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cũng đã đến tận nơi tổ chức Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Bản thân ông Cư bị mất một chân, việc đi lại rất khó khăn, nhưng từ sáng sớm ông đã có mặt với mong muốn sớm được vào viếng Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đi xa nhưng trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam vẫn còn mãi hình ảnh một nhà lãnh đạo đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, luôn gần gũi với nhân dân./.
Theo TTXVN