Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa trình Thủ tướng dự thảo Nghị định sửa đổi,ộNộivụđềxuấtnhiềuquyđịnhmớivềtừchứcmiễnnhiệmcôngchứclãnhđạbóng đá anh hôm nay bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023 về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, dự thảo Nghị định đã được đưa ra lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ và tất cả đều thống nhất thông qua.
Trong đó, 12 thành viên Chính phủ biểu quyết thông qua dự thảo và không có ý kiến khác; 11 thành viên biểu quyết thông qua dự thảo và đề nghị tiếp thu, chỉnh lý hoặc giải trình một số nội dung.
Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định.
Bộ đã rà soát, chỉnh lý và thể chế hóa một số quy định của Bộ Chính trị mới ban hành. Một trong những nội dung đáng chú ý là Bộ rà soát, chỉnh lý để bảo đảm thống nhất với quy định của Đảng về từ chức, miễn nhiệm.
6 trường hợp xem xét từ chức
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 65 của Nghị định số 138/2020 về “Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý”.
Bộ Tư pháp đề nghị làm rõ lý do hoặc điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo thống nhất về việc bỏ phiếu trong quy trình xem xét miễn nhiệm. Giải trình nội dung này, Bộ Nội vụ cho biết, Quy định số 80/2022 của Bộ Chính trị về "phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" nêu rõ, trong quản lý cán bộ phải bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định. Đồng thời Bộ Chính trị cũng yêu cầu phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ, trong đó có việc miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ, kỷ luật cán bộ... phải do cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo có thẩm quyền thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số. “Việc miễn nhiệm chức vụ đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cá nhân, cần được quyết định thận trọng, kỹ lưỡng, đúng nguyên tắc. Do đó, quy định về bỏ phiếu trong quy trình xem xét miễn nhiệm là cần thiết và phù hợp với quy định của Đảng”, Bộ Nội vụ phân tích.
Từ chức vì lý do sức khỏe sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ 6 tháng
Dự thảo Nghị định cũng sửa đổi Điều 68 về “Chế độ, chính sách đối với công chức lãnh đạo, quản lý từ chức, miễn nhiệm”.
Với công chức lãnh đạo, quản lý từ chức do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ sức khỏe, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; có trên 50% nhưng không quá 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 6 tháng kể từ ngày có quyết định cho từ chức.
Trong quá trình lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc quy định trường hợp công chức lãnh đạo để xảy ra sai phạm nghiêm trọng đến mức phải từ chức được hưởng chế độ bảo lưu phụ cấp trong 6 tháng. Giải trình nội dung này, Bộ Nội vụ cho biết quy định này kế thừa quy định hiện hành và thực tế không phát sinh khó khăn, vướng mắc. Do đó, Bộ Nội vụ đề nghị giữ như dự thảo Nghị định.
Trường hợp tự nguyện thôi giữ chức vụ và được cấp có thẩm quyền cho từ chức thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ...