Đánh giá về công tác triển khai thi hành Luật CNTT tại Việt Nam,ênbỏquyđịnhphảilưutrữdữliệutrongphạmvilãnhthổViệtỷ số đá bóng hôm qua trao đổi với ICTnews, ông Aldric Alex Gelinas, Giám đốc Tài chính IBM Việt Nam cho rằng có một số điểm liên quan đến Luật CNTT mà doanh nghiệp tại Việt Nam mong muốn Nhà nước có sự can thiệp, ví dụ như bãi bỏ quy định trong luật pháp quốc gia và các luật đấu thầu về việc bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, hoặc dữ liệu phải được xử lý tại một khu vực địa lý cụ thể.
Việt Nam cần thúc đẩy việc cho phép dữ liệu di chuyển tự do giữa các nước mà Việt Nam có giao dịch thương mại. Bởi lẽ, điều này sẽ giúp Việt Nam phát triển các chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia, tạo điều kiện tiếp cận thị trường, mở rộng các lựa chọn về nhà cung cấp dịch vụ, nâng cao khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến nhất, cắt giảm chi phí và tinh giản thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy khả năng tương tác, các tiêu chuẩn mở và khả năng di chuyển dữ liệu của dịch vụ và dữ liệu nhằm tăng cường chia sẻ dữ liệu, thúc đẩy đổi mới, đồng thời hạn chế việc khách hàng bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp nhất định.
Cần khuyến khích chính sách dữ liệu mở để tạo điều kiện phát triển các giải pháp kinh doanh sáng tạo mới tại các công ty mới khởi nghiệp, việc sử dụng các giải pháp và dịch vụ phần mềm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cũng theo ông Aldric Alex Gelinas, một trong những khung pháp lý được khuyến nghị nhất, khuyến khích sự tin tưởng và giúp thúc đẩy các doanh nghiệp hướng đến sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam đó là hệ thống quy tắc trao đổi dữ liệu cá nhân xuyên biên giới (CBPR) của APEC.