Viện Kiểm sát nhận định,ịđềnghịđếnnămtùconnuôiĐườngNhuệxinnhậnánnătỷ số inter milan cáo trạng truy tố vợ chồng Đường “Nhuệ” (Nguyễn Xuân Đường, SN 1971; Nguyễn Thị Dương, SN 1980, Giám đốc Công ty Đường Dương) và 5 người khác là đúng người, đúng tội. Nguyễn Xuân Đường được xác định là người khởi xướng, chủ mưu, cầm đầu trong vụ án. Ninh Đức Lợi (SN 1974, ở TP.Thái Bình, là lao động tư do) là người đã bàn bạc, tích cực giúp Đường trong việc cưỡng đoạt tài sản.
Các bị cáo khác là đồng phạm với vai trò giúp sức cho Đường “Nhuệ” trong quá trình cưỡng đoạt tài sản là: Nguyễn Khắc Nin (SN 1979, Nam Cao, Kiến Xương, Thái Bình), Bùi Mạnh Tiến (SN 1995, tên gọi khác là Tiến “trắng”, con nuôi Nguyễn Xuân Đường), Quách Việt Cường (SN 1974, TP.Thái Bình), Nguyễn Thị Dương, Phạm Văn Úy (SN 1989, Vũ Thư, Thái Bình). Các bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng do phạm tội nhiều lần, hành vi cưỡng đoạt diễn ra trong thời gian dài. Vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và con nuôi Bùi Mạnh Tiến không thành khẩn khai báo nên không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ. VKSND tỉnh Thái Bình đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo tội Cưỡng đoạt tài sản: Nguyễn Xuân Đường 15 đến 16 năm tù; Nguyễn Thị Dương từ 6 đến 7 năm tù; Bùi Mạnh Tiến từ 12 đến 13 năm tù; Quách Việt Cường từ 8 đến 9 năm tù; Nguyễn Khắc Nin từ 12 đến 13 năm tù; Phạm Văn Úy từ 13 đến 14 năm tù; Ninh Đức Lợi từ 13 đến 14 năm tù. Về số tiền Nguyễn Xuân Đường chiếm đoạt, Viện Kiểm sát đề nghị Đường cùng các bị cáo khác liên đới bồi thường hơn 2,4 tỷ đồng. Sau khi bị đề nghị mức án, Nguyễn Thị Dương đã xin gặp gia đình để trao đổi về phương án bồi thường. Với Tiến “trắng”, khi được gọi lên bục bị cáo, Tiến lại tiếp tục xin im lặng. Tiến chỉ nói ngắn gọn, xin được xử mức án 20 năm tù, nếu không được 20 năm thì xin mức án 13 năm tù vì “12 năm tù nhẹ quá”. Nộp tiền báo ca hỏa táng vì sợ Nguyễn Xuân Đường Là 1 trong số 25 bị hại và cũng là bị hại duy nhất có mặt ở phiên tòa hôm nay, chị Đỗ Thị Lan (SN 1977, TP.Thái Bình, chủ dịch vụ tang lễ Đức Linh) khai, đơn vị này miễn cưỡng phải nộp 500.000 đồng/ca hỏa táng với người của Nguyễn Xuân Đường. Theo chị Lan, thời điểm đó không ai dám chống lại Nguyễn Xuân Đường. “Không bao giờ tôi muốn nộp, chỉ vì sợ tiếng tăm của Đường. Chỉ cần quên không báo ca thì hôm sau đã bị dọa lấy lại địa bàn hoạt động rồi”, bị hại Đỗ Thị Lan trình bày tại toà. Nói về việc bị Đường “Nhuệ” uy hiếp, chị Lan khai, có lần chị liên hệ với bà Vũ Thị Kim Quy - Giám đốc Công ty Hoàng Long mong đơn vị này không ký độc quyền dịch vụ hỏa táng ở Thái Bình với Đường “Nhuệ”. “Tôi không muốn một cổ mấy tròng. Không biết lý do gì, anh Đường biết được điều đó. Sau đó, trực tiếp Nguyễn Xuân Đường chửi tôi, tuyên bố không cho tôi làm tang lễ nữa. Tôi rất sợ, run rồi về nhà khóc”, chị Lan khai. Trước thông tin Đường “Nhuệ” nói chị Lan đến nhà để xin thêm địa bàn kinh doanh dịch vụ hỏa táng, bị hại Lan bác bỏ tại tòa. Theo chị Lan, chị đến nhà Đường chỉ để xin tiếp tục được làm dịch vụ tang lễ sau khi bị Đường nói không cho làm nữa. Theo tính toán của bị hại Đỗ Thị Lan, đơn vị của chị này nộp tiền báo ca cho Đường “Nhuệ” từ cuối năm 2017 cho đến khi cơ quan chức năng vào cuộc. Các tin nhắn báo ca gần như còn nguyên vẹn. Số tiền ước tính khoảng 400 triệu đồng. Tại tòa, chị Lan bày tỏ nguyện vọng mong Hội đồng xét xử (HĐXX) giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Riêng đối với Đường “Nhuệ”, chị này đề nghị HĐXX xem xét cân nhắc. Để đảm bảo việc bồi thường trách nhiệm dân sự, trên cơ sở đơn yêu cầu của các bị hại trong vụ án, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã ra lệnh kê biên quyền sử dụng đất của các đối tượng Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương với 9 thửa đất ở xã Tây Đô (Hưng Hà, Thái Bình). Thái Bình Đường 'Nhuệ' khai bảo kê hỏa táng vì thương nhà có người mấtSáng 18/11, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên xét xử Nguyễn Xuân Đương (Đường “Nhuệ") và đồng phạm trong vụ bảo kê hỏa táng. |