Tào Dương sinh năm 1977,ịchthầnđồngsaubiếncốlangthangvàănxinsuốtnănhận định bóng đá chuyên gia ở Hàm Dương (Thiểm Tây, Trung Quốc), trong một gia đình khá giả. Tuổi thơ của anh không trải qua những ngày tháng khó khăn như bạn bè. Suốt 12 năm học, anh liên tục giành được thành tích xuất sắc.
Năm 1995, tham gia kỳ thi tuyển sinh, Tào Dương đỗ vào Đại học Trùng Khánh (trường thuộc dự án 985 xây dựng đại học hàng đầu thế giới của chính phủ Trung Quốc). Đỗ đại học top đầu Trung Quốc, Tào Dương không chỉ là niềm tự hào của gia đình, còn được hàng xóm hết lời ca ngợi gọi là thần đồng.
Tuy nhiên, vào đại học Tào Dương thay đổi tâm tính, không tập trung học nên bị trượt môn từ kỳ đầu. Nguyên nhân do anh gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường đại học. Trước đây, Tào Dương chỉ lo học, còn việc khác đều do bố mẹ làm. Anh không bao giờ tự giặt quần áo, nấu cơm hay gấp chăn. Tuy nhiên, lên đại học Tào Dương phải tự làm nên cảm giác hụt hẫng.
Cuộc sống đại học của anh bị xáo trộn, vì thiếu cơm ăn áo mặc, chưa đến cuối tháng đã hết tiền. Thậm chí, dầu gội đầu cũng phải mượn bạn cùng phòng. Về sau, sự khác biệt trong thói quen sinh hoạt khiến mối quan hệ giữa Tào Dương và bạn cùng phòng căng thẳng. Anh dần bị bạn bè cô lập và xa lánh.
Từng là học sinh top đầu được bạn bè ngưỡng mộ, nhưng vào đại học anh lại bị mọi người xung quanh coi thường và so sánh. Cùng với thành tích học tập không nổi bật ở đại học, khiến anh càng thất vọng.
Đặc biệt lần trượt môn đầu tiên đã giáng cho Tào Dương một đòn nặng. Anh nhận ra, bạn bè cùng lớp đều giỏi hơn mình. Khi biết chuyện bố mẹ động viên Tào Dương, nhưng 'vết nhơ' thi trượt môn lần đầu anh vẫn ám ảnh.
Từ đó mỗi lần thi cuối kỳ, anh đều sợ hãi và căng thẳng. Dù lần nào cũng cố gắng hết sức nhưng anh vẫn mắc lỗi dẫn đến trượt môn. Dần dần, anh mất niềm tin vào bản thân và bỏ bê việc học. Liên tục không qua môn, khiến Tào Dương không thể tốt nghiệp Đại học Trùng Khánh.
Lúc này, tinh thần của anh suy sụp, khi nhìn thấy bạn bè đều tốt nghiệp và tìm được việc làm. Tình trạng của Tào Dương cũng khiến bố mẹ lo lắng. Họ hiểu rằng, năng lực của con trai không thể xem thường, chỉ là tạm thời lạc lối. Suy nghĩ thấu đáo, Tào Dương quyết định học ngoại ngữ để tìm cơ hội phát triển bản thân.
Sau khi học tiếng Đức tại Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên (Trung Quốc), Tào Dương thi đỗ chứng chỉ và xin được visa du học. Lúc này, anh lấy lại sự tự tin lên đường đi du học. Sang Đức, anh thay đổi cách sống và học tập chăm chỉ từ ngày đầu.
Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, anh vừa học vừa làm. Dù cuộc sống khó khăn nhưng anh cảm thấy mãn nguyện và hài lòng. Với sự cố gắng không ngừng, sau một thời gian ở Đức, Tào Dương mua được xe riêng.
Tuy nhiên, khoảng thời gian tươi đẹp không lâu, anh bị điều tra vì vi phạm nội quy nhà trường, làm ngoài quá 180 ngày/năm. Sau khi điều tra, nhà trường phát hiện visa của Tào Dương không đủ điều kiện làm thêm.
Đối mặt với việc này, anh bị trục xuất về nước. Về Trung Quốc, anh xin lại visa đi Đức để tiếp tục hoàn thành việc học. Tuy nhiên, lúc này, Tào Dương phát hiện làm mất hồ sơ sinh viên nên không thể xin được visa quay lại Đức.
Hứng chịu đòn này, anh suy sụp vì đánh mất nhiều cơ hội. Vất vả học tập ở Đức nhưng cuối cùng Tào Dương không thể lấy được bằng tốt nghiệp. Bỏ số tiền lớn đi du học thứ anh nhận lại là con số 0. Nhìn thấy sự thất vọng của bố mẹ, Tào Dương vẫn kiên nhẫn xin visa với hy vọng phép màu xảy ra. Cuối cùng vẫn không có cơ hội nào, anh phải làm việc chân tay như dọn dẹp, bưng bát và rửa bát...
Khi làm những công việc này lâu ngày, Tào Dương cảm giác chênh vênh. Dù là việc đơn giản nhưng Tào Dương cũng không làm tốt vì thường xuyên đổ tháo. Thậm chí, anh còn bị ông chủ đuổi việc vì sự vụng về.
Sau này, khi có những thay đổi về chất, anh trở nên trầm lặng và mất hứng thú mọi thứ. Tào Dương dành cả ngày trách móc và dằn vặt bản thân, cho rằng mình là người kém may mắn. Tuyệt vọng anh không tìm việc chỉ đi bộ trên đường trong tâm trạng bối rối. Lúc đói, anh nhặt đồ ăn thừa người khác bỏ đi. Đến tối anh ngủ dưới gầm cầu, sống không tham vọng.
Không tìm được động lực cuộc sống, anh lang thang và ăn xin suốt 14 năm. Tào Dương không dám về gặp gia đình vì xấu hổ. Anh cho rằng, bản thân là gánh nặng của bố mẹ nên sẽ chỉ lang thang ở ngoài. Thời gian đó, anh cắt đứt liên lạc với gia đình.
Sau nhiều lần gia đình trình báo công an để tìm Tào Dương nhưng đều không có thông tin. Thời gian trôi qua, từ chờ đợi họ chuyển sang buông xuôi. Năm 2018, bố mẹ nhận được cuộc gọi của cảnh sát đã tìm thấy Tào Dương. Có mặt tại đồn cảnh sát, họ nói không nên lời vì trước mặt là người đàn ông vô gia cư trông chừng 70 tuổi lại chính là con trai mình.
Tào Dương được tìm thấy trong trạng thái tỉnh táo, tóc tai bù xù và trên người có nhiều vết loét. Nhìn thấy bộ dạng của con trai, bố mẹ Tào Dương bật khóc. Đối với họ, điều quan trọng nhất là con trai còn sống, những thứ khác đều vô nghĩa.
Khi được hỏi tại sao chọn cuộc sống vô gia cư suốt 14 năm, Tào Dương cho biết: "Đây là do cú sốc lớn với tôi. Khoảng cách tâm lý giữa trước và sau khiến tôi không thể vượt qua".
Câu chuyện của Tào Dương mở ra cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc về phương pháp giáo dục con. Một người bình luận: "Nếu bố mẹ dạy Tào Dương tính tự lập từ nhỏ, có lẽ đã không xảy ra kết cục đáng buồn như ngày nay. Hóa ra, việc chiều chuộng trẻ là cách giết chết chúng".
Phần lớn mọi người cho rằng, ngoài việc học tập chăm chỉ, trẻ còn phải trau dồi các kỹ năng xã hội. Bằng cách này, trẻ mới có thể hoàn thiện bản thân để đương đầu với thử thách cuộc sống.
Về nước cống hiến ở tuổi 31, vị giáo sư đứng sau 60 công ty trị giá 286.680 tỷTRUNG QUỐC - Về nước cống hiến ở tuổi 31, GS Lý Trạch Tương gắn bó với giảng dạy và nghiên cứu suốt 32 năm. Hiện, ông còn đứng sau 60 công ty, với tổng giá trị thị trường khoảng 80 tỷ NDT (286.680 tỷ đồng).