Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Trong phiên họp Chính phủ tháng 10,ếtliệtquảnlýđiềuhànhđểhoànthànhnhiệmvụkinhtếthứ hạng của vô địch uzbekistan ngày 29-10, Chính phủ đã thảo luận các nội dung xung quanh báo cáo chuyên đề về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2016 và quý 1-2017 bao gồm các hoạt động trọng yếu, được coi là đòn bẩy của nền kinh tế như thúc đẩy xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong bối cảnh diễn biến khó lường của kinh tế thế giới và ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai, gần đây là mưa lũ nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, tuy nhiên tình hình kinh tế-xã hội đất nước vẫn có chuyển biến tích cực và đạt kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.
Không chỉ có môi trường kinh doanh được cải thiện, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng là chỉ số tốt của tháng 10 với ký kết vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ gấp 1,9 lần so với cùng kỳ.
Du lịch duy trì tăng trưởng mạnh
Đáng chú ý, du lịch vẫn giữ vững ngọn cờ tăng trưởng với tốc độ khá cao; tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 10 ước tăng đến 25,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 4,1%); trong đó khách châu Á tăng 30,4%; khách châu Âu tăng 16,2%.
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, tổng doanh thu từ du lịch tăng 30% trong 10 tháng qua; trong đó, tất cả các thị trường đều tăng, nhiều nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong và châu Âu. Vấn đề này dẫn đến sự đột biến trong hoạt động cúa các doanh nghiệp lưu trú và lữ hành ở một số địa phương để đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Triển khai Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã tiến hành kiểm tra tại các địa phương trọng điểm về du lịch; trong quá trình đó, đã cảnh cáo hàng chục khách sạn có vi phạm, đồng thời chấn chỉnh cả công tác lữ hành. Bộ cũng đề nghị Chính phủ có giải pháp nâng cấp hạ tầng liên quan đến du lịch, tránh tình trạng quá tải các sân bay, cảng hàng không và đẩy nhanh triển khai visa điện tử.
Lo lắng trước việc xúc tiến quảng bá, xây dựng hình ảnh du lịch chưa được đầu tư đúng tầm, một năm mới chỉ đạt mức 2,5 triệu USD, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết hoạt động này ở các quốc gia láng giềng, có nền kinh tế du lịch phát triển mạnh như Thái Lan là 100 triệu USD, Malaysia và Singapore đều trên 70-80 triệu USD. Bộ trưởng đề nghị Chính phủ và các địa phương quan tâm, đầu tư đẩy mạnh hơn nữa đầu tư cho vấn đề này.
Kiểm soát tốt lạm phát dịp cuối năm
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 10 tăng 0,83% so với tháng trước; tăng 4% so với tháng 12 năm 2015 và tăng 4,09% so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân cơ bản đẩy CPI tăng là do giá thuốc và dịch vụ y tế điều chỉnh 2 lần, tăng 10,07%; giá xăng dầu cũng được điều chỉnh 2 lần; giá dầu thế giới tăng và nhất là tình hình thiên tai diễn biến phức tạp.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu không có yếu tố bất thường, khả năng tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,3%. Ước CPI thực hiện cả năm tăng khoảng 4,7-5%. Tuy nhiên, việc giá dầu thế giới tăng sẽ là một sức ép không nhỏ đến việc tăng giá các mặt hàng và tác động tới CPI những tháng cuối năm.
Ngoài ra, trong các tháng cuối năm, chỉ số CPI sẽ có xu hướng tăng cao hơn do tổng cầu và sức mua tăng theo quy luật.
Tạo sức bật cho xuất khẩu nông, thủy sản
Tại phiên họp, nhiều giải pháp kích thích xuất khẩu đã được các bộ, ngành bàn thảo kỹ. Thông báo về tình hình xuất khẩu chung của nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết nhiều nước xuất khẩu suy giảm liên tục những tháng qua.
Trong bối cảnh đó, thiên tai, lụt bão tác động nặng nề đến tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong nước, song theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, dù chưa đạt chỉ tiêu 10%, mới ở mức 7,2%, nhưng xuất khẩu vẫn tăng liên tục mỗi tháng và nhất là xuất khẩu tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu.
Hạn chế lớn nhất của tăng trưởng xuất khẩu là giá dầu giảm sâu và biến cảnh thuận lợi cho sự gia tăng trở lại của mặt hàng nguyên liệu quan trọng số một này vẫn chưa thực sự rõ ràng. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu chưa tốt của doanh nghiệp cũng là tồn tại khiến xuất khẩu chưa thể tăng như mong đợi.
Cho rằng dư địa tăng trưởng xuất khẩu từ nay đến cuối năm còn lớn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết ngay tháng 10 này Hiệp định thương mại tự do Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực cũng mở ra cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam từ nay đến cuối năm cũng như năm 2017.
Trong số các giải pháp được đưa ra để đẩy mạnh xuất khẩu cuối năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, nhóm mặt hàng nông thủy sản được các thành viên Chính phủ đưa vào nhóm ngành hàng chủ lực, nhất là mở rộng và khai thác tốt thị trường tiềm năng như Trung Quốc. Bộ cũng đề nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cao su, càphê, dệt may.
Đồng quan điểm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết vẫn còn dư địa đẩy mạnh xuất khẩu nông, thủy sản, trong đó có tôm, rau củ quả, thịt lợn. Điểm thuận lợi là hầu hết giá các sản phẩm cây công nghiệp đều tăng như điều, tiêu, cao su, càphê.
Xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến thông tin nước mắm nhiễm asen
Tại buổi họp, liên quan đến việc thông tin chưa chính xác về nước mắm nhiễm asen của một số cơ quan báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết Bộ đang phối hợp với các cơ quan chức năng và Bộ Công an điều tra làm rõ. Bộ đã làm việc với khoảng 40 cơ quan báo chí có liên quan đến vụ việc này.
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, trong quá trình làm việc, nếu có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, Bộ sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để tiếp tục điều tra làm rõ.
Tại phiên họp, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ cũng đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm các cơ quan báo chí có sai phạm từ phóng viên đến người đứng đầu nếu phát hiện hành vi tiếp tay cho sai phạm, gây hậu quả xấu đối với xã hội. Việc cạnh tranh trong kinh doanh cần đảm bảo yêu cầu lành mạnh, minh bạch và có trách nhiệm đối với xã hội.
Thủ tướng cũng chỉ đạo rút kinh nghiệm trong công tác quản lý để các cơ quan báo chí tiếp tục đồng tâm, hiệp lực với Đảng, Nhà nước xây dựng và phát triển đất nước và xã hội.
Kiên quyết kiểm soát lạm phát không quá 5%
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với việc quyết liệt thực hiện phương châm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính đã mang lại kết quả tốt cho thị trường và xã hội thể hiện qua việc đạt và vượt 11/13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2016 mà Quốc hội giao, nhất là trong bối cảnh khó khăn khi thiệt hại đến 2500 tỷ đồng do lũ lụt ở miền Trung, thiệt hại nặng về người và tài sản.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, môi trường đầu tư dù có tiến bộ nhưng nhiều lĩnh vực cần phải có những cải tiến mạnh mẽ hơn như cấp giấy phép xây dựng, khởi nghiệp, thủ tục vay vốn, giải quyết phá sản…
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị kế hoạch hành động cho năm 2017 với tinh thần đột phá mạnh mẽ báo cáo Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ. Song song với đó là xây dựng bộ tiêu chỉ đánh giá, làm thước đo hiệu quả làm việc của cán bộ.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong những tháng cuối năm cần quyết liệt trong quản lý, điều hành. Các bộ cần chuẩn bị tốt những báo cáo trình Quốc hội và chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu và giải trình tại Kỳ họp Quốc hội.
Thủ tướng nêu rõ để đảm bảo tăng trưởng cả năm đạt 6,3% thì tăng trưởng quý 4 phải đạt mức 7,3% và đặc biệt là phải cân đối thu-chi ngân sách. Cùng với đó là tiếp tục đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt các công cụ tài chính để kiểm soát lạm phát không quá 5%.
Liên quan đến nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, Thủ tướng chỉ đạo cần điều hành giá cả xăng dầu phù hợp, không tăng giá dịch vụ y tế, kiểm tra việc đấu thầu giá thuốc. Các cơ quan liên quan cần theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa trong nước, có giải pháp điều hành giá nhất là các mặt hàng thiết yếu, tránh hiện tượng găm hàng, sốt giá vào dịp cuối năm. Những biện pháp khác cũng cần được tính đến là cải cách tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn; tiếp tục nghiên cứu giảm lãi xuất, nhất là lãi xuất cho vay.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương cần khẩn trương thực hiện giải ngân; tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ thuế, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Đáng chú ý, các ngành, các cấp cần thực hiện tốt việc tiết kiệm chi, hạn chế việc hội họp, sử dụng xe công, công tác nước ngoài dịp cuối năm. Thủ tướng tiếp tục yêu cầu thực hiện tiết kiệm 10% chi phí trong xây dựng cơ bản, coi đây là chủ trương nhất quán của Chính phủ.
Hoan nghênh việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hàng hóa với 31 tỷ USD thời gian qua, song Thủ tướng đề nghị tiếp tục mở rộng thị trường, tháo gỡ vướng mắc, hạn chế về thủ tục và lưu ý tập trung cải thiện thị trường ASEAN hiện Việt Nam đang có tỷ trọng xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó là kiểm soát tốt các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu, đảm bảo cân đối cán cân xuất nhập khẩu.
Thủ tướng giao các bộ, ngành địa phương tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; khắc phục hiệu quả hậu quả thiên tai và chuẩn bị tốt việc đối phó với các đợt thiên tai tương tự như xâm nhập mặn, hạn hán trong thời gian tới.
Thủ tướng lưu ý ngành nông nghiệp cần tiếp tục kiểm soát tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn, xử lý kịp thời việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các hành vi cung cấp chất bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, gây thiệt hại cho người sản xuất và sức khỏe người tiêu dùng. Các bộ, ngành địa phương cần khắc phục các bất cập, kiểm tra xử lý nghiêm việc chậm triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thủ tướng cũng chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy khởi nghiệp, làm tốt việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; đặc biệt là tiến hành thoái vốn Nhà nước tại Vinamilk, Sabeco trên tinh thần công khai, minh bạch không để thất thoát tài sản Nhà nước.
Đánh giá cao các hoạt động xúc tiến đầu tư được các địa phương triển khai tốt thời gian qua, Thủ tướng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này, theo hướng khuyến khích việc tìm kiếm ưu đãi của các tập đoàn toàn cầu, xúc tiến hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam triển khai các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh./.
Theo Vietnam+