Trong khi lực lượng vũ trang B2 tiếp tục đẩy mạnh tiến công địch,ừngàjuventus vs empoli các Quân đoàn 1 và 3 đang thần tốc tiến về Sài Gòn. Ngày 13-4-1975, Sư đoàn 320B và sở chỉ huy nhẹ của Quân đoàn 1 đến Đồng Xoài. Hai ngày sau (15-4- 1975), toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 1 tới vị trí tập kết tại Nha Bích và Dầu Tiếng. Tại đây, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đã chuẩn bị sẵn địa bàn; dự trữ lương thực, giúp đỡ Quân đoàn nhanh chóng củng cố lực lượng, nắm tình địch và địa hình, chuẩn bị bước vào chiến đấu. Đến trước ngày 26-4-1975, với sự nỗ lực vượt bậc của lực lượng vũ trang B2 và cuộc hành quân thần tốc của các quân đoàn 1, 2, 3, ta đã hình thành được thế trận bao vây Sài Gòn từ nhiều hướng: Ở hướng đông, các Quân đoàn 4 và 2 đã vào vị trí tập kết tại Long Khánh, ta đã cắt đứt quốc lộ 1, áp sát đến Trảng Bom, làm tê liệt sân bay Biên Hòa, sẵn sàng cắt đứt quốc lộ 15, sông Lòng Tàu và khống chế Vũng Tàu. Hướng tây và tây nam, các đơn vị cánh quân tây nam và nam và lực lượng vũ trang Quân khu 8, Quân khu 9 đã bám dọc quốc lộ 4 từ Sài Gòn về đồng bằng sông Cửu Long, chuẩn bị cắt đứt quốc lộ 4 từ Mỹ Tho đến Cần Thơ, đồng thời cắt kinh Chợ Gạo, khống chế sân bay Trà Nóc (Cần Thơ), tiến công, kìm chân các Sư đoàn 21, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 9 ngụy. Đặc biệt đã mở thêm được một hướng tiến công phía nam Sài Gòn với sự có mặt của 2 trung đoàn chủ lực Khu 8 ở cần Đước, Cần Giuộc. Ngày 13-4-1975: Đề nghị Bộ Chính trị cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” Thể theo nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ trên chiến trường, ngày 13-4-1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch thống nhất đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Sau đó vào lúc 19 giờ ngày 14-4-1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch nhận được bức điện số 37/TK của Bộ Chính trị do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng ký gửi vào với nội dung Bộ Chính trị đồng ý “Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Định” lấy tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh. V.H (tổng hợp) |
|