Nhiều giải pháp thựchiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội và công tác chỉ đạo,ểnkhaiđồngbộtoàndiệnnhiệmvụKTXHtừđầunăsoi keo bet 888 điềuhành của Chính phủ trong năm nay, các địa phương đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướngChính phủ ngay từ đầu năm đã sớm cụ thể hóa bằng văn bản chỉ đạo, điều hành cụthể, nhất là Nghị quyết số 01 và 02. Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng đã kịp thờiban hành chương trình, kế hoạch hành động, văn bản điều hành để tổ chức thực hiệnhiệu quả các mục tiêu đã đề ra.
Lãnh đạo 25 tỉnh, thành phố phát biểu đánh giá cao Chính phủ đãkiên định quan điểm chỉ đạo, điều hành linh hoạt đảm bảo sự hài hòa các mụctiêu cấp bách trước mắt cũng như tính tổng thể lâu dài đối với định hướng pháttriển của nền kinh tế; đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.
Các địa phương đặc biệt đánh giá cao điều hành chính sách tiền tệ,quản lý thị trường vàng của Chính phủ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triểnsản xuất kinh doanh, ổn định thị trường… Nhờ vậy, kết quả thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế-xã hội năm nay chuyển biến đúng hướng, cơ bản thực hiệnđược mục tiêu tổng quát đã minh chứng chủ trương, đường lối và chính sách pháttriển kinh tế-xã hội đúng đắn của Trung ương.
Lãnh đạo một số địa phương như Bình Thuận, Quảng Nam, Điện Biên,Trà Vinh, An Giang… kiến nghị Chính phủ sớm có chính sách khuyến khích ngườidân thoát nghèo bền vững, nhất là ở khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; sớmban hành quy trình vận hành hợp lý liên hồ chứa; hỗ trợ kinh phí cho các địaphương nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn.
Các địa phương cũng đề nghị phát hành trái phiếu Chính phủ cầndành nguồn lực ưu tiên cho đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mớicũng như các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, thiết yếu; đồng thời tậptrung quyết liệt xử lý nợ xấu gắn với tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốnvay nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh…
Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã tập trung đóng góp nhiềuý kiến vào chín nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện cao nhất các mụctiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014, phấn đấu đạt tốc độtăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 5,8%, tốc độ tăng giá tiêu dùng(CPI) khoảng 7%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4% và tạoviệc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động…
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấnmạnh, trong bối cảnh khó khăn, song với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ,nền kinh tế nước ta đã đạt được kết quả đáng trân trọng. Nổi bật là kiểm soátđược lạm phát, xuất khẩu, dự trữ ngoại tệ, thu hút đầu tư… ngày càng tăng,trong đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận và Chính phủ đã góp phần thực hiệnthắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra.
Về nhiệm vụ năm 2014, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt NamNguyễn Thiện Nhân đề nghị Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Mặt trậntrong việc giám sát việc thực thi các chính sách, nhất là những lĩnh vực liênquan đến đời sống dân sinh như hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân, giáo dụcngoài công lập, tình trạng buôn bán phân bón và thuốc trừ sâu kém chất lượng…
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đềnghị các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất giống lúa chất lượng thấp,tái canh cây càphê, phát triển chăn nuôi gia cầm bằng sản phẩm lúa, gạo…; đồngthời tập trung rà soát lại quy hoạch, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướngsản xuất hàng hóa lớn.
Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương tăng cường công tác vận độngđể toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, quản lý chất lượng phân bón, antoàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh, phòng chống thiên tai…
Các địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình đào tạonghề, nhất là lao động ở khu vực nông thôn, Bộ trưởng Lao động-Thương binh vàXã hội Phạm Thị Hải Chuyền kiến nghị.
Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh LaThăng đề nghị trong năm 2014, các bộ, ngành và địa phương cần tập trung thực hiệnquyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệpNhà nước.
Đánh giá về công tác xây dựng thể chế, Bộ trưởng Xây dựng TrịnhĐình Dũng cho rằng, trong hơn hai năm qua Chính phủ đã trình 29 Luật, hàng trămNghị định, đã khắc phục được những bất cập trong quá trình phát triển, phù hợpvới điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là hệ thốngvăn bản và triển khai tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần quan trọng để thực hiệncác nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh,giai đoạn 2014-2015 là giai đoạn then chốt trong hội nhập quốc tế, đặc biệt làhoàn thành xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Do vậy, các bộ, ngành và địaphương cần phải nắm bắt cơ hội để bứt phá phát triển.
Quyết liệt triển khainhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ngay từ ngày đầu, tháng đầu
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoannghênh và đánh giá cao các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của lãnh đạocác bộ, ngành, địa phương; đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủtiếp thu các kiến nghị chung của các bộ, ngành, địa phương để đưa vào Nghị quyếtcủa phiên họp; đồng thời đề nghị các bộ, ngành hữu quan tiếp thu và xử lý cáckiến nghị cụ thể của các địa phương, nếu các kiến nghị vượt thẩm quyền, báo cáoChính phủ xem xét, quyết định.
Đánh giá về tình kinh kinh tế-xã hội năm nay, Thủ tướng Nguyễn TấnDũng nhấn mạnh, năm nay chúng ta phải đối đầu với nhiều khó khăn, thách sức,song với sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tình hình kinh tế-xãhội tiếp tục có chuyển biến tích cực, cơ bản thực hiện được các chỉ tiêu, mụctiêu, nhiệm vụ chủ yếu.
Nổi bật là kinh tế vĩ mô ổn định hơn, vững chắc hơn; lạm phát thấphơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012; thị trường ngoại tệ, trị trường vàng ổn định,dự trữ ngoại tệ tăng mạnh. Việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất được quan tâm chỉđạo thực hiện hiệu quả, khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều có tăngtrưởng, nhờ đó GDP cả năm tăng khoảng 5,42%; tổng đầu tư toàn xã hội vẫn đạtkhoảng 30% GDP; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực.
Đặc biệt là trong khó khăn, nhưng công tác an sinh và phúc lợixã hội vẫn được đảm bảo; văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục có bước phát triển;công tác cải cách hành chính đạt những kết quả tích cực; giữ vững an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốcgia...
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra những tồn tại,hạn chế cần khắc phục như GDP chưa đạt kế hoạch, kinh tế vĩ mô có mặt chưa thựcsự vững chắc, sản xuất kinh doanh còn khó khăn, việc xử lý nợ xấu còn chậm, việcchuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, sự phối hợpgiữa các Bộ, ngành, địa phương có lúc còn chưa nhịp nhàng...
Nhấn mạnh nhiệm vụ của năm 2014 là hết sức nặng nề, đòi hỏitrách nhiệm cao, sự nỗ lực lớn của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng khẳng định, Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị quyết về những nhiệm vụ, giảipháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội vàdự toán ngân sách Nhà nước năm 2014, khi Nghị quyết được ban hành, các bộ,ngành, địa phương cần nhanh chóng cụ thể hóa Nghị quyết để triển khai thực hiệntừ ngày đầu, tháng đầu của năm 2014 trên tinh thần triển khai thực hiện nhiệm vụmột cách quyết liệt, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
Đề cập tới các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêurõ, mục tiêu tổng quát là tiếp tục chỉ đạo tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểmsoát lạm phát. Trong đó lưu ý cần đặc biệt quan tâm thực hiện chính sách tiền tệlinh hoạt, hiệu quả, song song với đó là thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ,triệt để thực hành tiếp kiệm, chống lãng phí; giữ vững ổn định tỷ giá, kiểmsoát chặt thị trường vàng, dứt khoát nhà nước độc quyền xuất nhập khẩu vàng,các ngân hàng thương mại không được phép huy động và cho vay vàng; quan tâm đẩymạnh hơn nữa việc xử lý nợ xấu...
Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sảnxuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay; đảmbảo cân đối cung cầu hàng hóa, tăng cường kiểm soát thị trường giá cả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các bộ, ngành và địa phương quantâm đến việc phát triển thị trường cả trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩuđi liền với kiểm soát tốt nhập khẩu. Đồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chếchính sách để thực hiện và khai thác có hiệu quả các cơ hội, các ưu đãi trongcam kết quốc tế; đồng thời tích cực, chủ động đàm phán các Hiệp định thương mạitự do (FTA) với các đối tác, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương,Hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc, với Liên minh thuế quanNga-Belarus-Kazakstan..., qua đó khai thác có hiệu quả các cơ hội, đảm bảo lợiích quốc gia trong hội nhập quốc tế.
Một nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệtlưu ý các bộ, ngành và địa phương là hết chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện ba độtphá chiến lược, gắn với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nângcao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong thực hiện các đột phá chiến lược cần quan tâm nhiều hơn nữađến công tác cải cách thể chế, tổ chức thực hiện nghiêm việc triển khai thihành pháp luật, pháp lệnh, nghị định; rà soát, lập kế hoạch, danh mục các văn bảnpháp luật cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với Hiến pháp mới đượcthông qua.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành vàđịa phương thực hiện nghiêm chế độ công chức, công vụ; mỗi cơ quan, đơn vị cầnxác định rõ chức năng, nhiệm vụ, từ đó xác định vị trí việc làm, các chức danhcụ thể. Cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính,theo hướng công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân,doanh nghiệp.
Qua đó, tạo mọi điều kiện để thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựngkết cấu hạ tầng, nhất là tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng điện, giaothông, thủy lợi, nước, hạ tầng công nghệ thông tin, giáo dục, y tế...; đồng thờiphải khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí.
Trong tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng caochất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngchỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt hơn tái cơ cấu đầu tư công, sắp xếp lạihệ thống ngân hàng để hoạt động lành mạnh, hiệu quả hơn, kiên quyết trong xử lýnợ xấu.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựngnông thôn mới, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, xây dựng cơ chế,chính sách ưu tiên, ưu đãi để thu hút doanh nghiệp về hoạt động tại khu vựcnông thôn, đưa khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào phục vụ hoạt động sản xuấtnông nghiệp, khuyến khích các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp nhằmnâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ của các sảnphẩm hàng hóa nông nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương kiểmsoát chặt chẽ hoạt động cấp phép, khai thác khoáng sản, dứt khoát không xuất khẩuthô khoáng sản; đồng thời đóng cửa rừng tự nhiên trong năm 2014, làm tốt côngtác bảo vệ môi trường, không để phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường mớitrong năm 2014…
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện quyết liệt và hiệu quả côngtác đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội; quan tâm thúc đẩy sự nghiệp phát triểny tế, văn hóa, giáo dục; thực hiện tốt chính sách đối với người có công, chínhsách nhà ở đối với người nghèo, nhà tránh lũ cho đồng bào.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở các bộ, ngành, địa phương thựchiện tốt công tác phối hợp, phân cấp trong thực hiện nhiệm vụ chung; tăng cườngquản lý công tác chi tiêu ngân sách, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãngphí; hạn chế đi nước ngoài; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,không ngừng củng cố tiềm lực an ninh quốc phòng.
Đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới cầnlàm tốt công tác kiểm soát thị trường giá cả, đảm bảo cân đối cung cầu hànghóa, kiềm chế tai nạn giao thông, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, chủđộng trấn áp, phòng chống tội phạm xã hội...
Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành, địaphương tiếp tục quan tâm thực hiện hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền; kịpthời cung cấp thông tin về mọi mặt tình hình kinh tế-xã hội cho báo chí.
Thủ tướng đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí đề cao tinh thầntrách nhiệm trước đất nước, nhân dân, phản ánh thông tin trung thực, khách quanvề mọi mặt tình hình đất nước, tạo đồng thuận xã hội, góp phần thực thắng lợicác mục tiêu, nhiệm vụ năm 2014.
Theo TTXVN